Nguyên nhân hình thành và kết thúc của các chính phủ Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 94)

(Tác giả thống kê)

TT Tên chính phủ

(Thời gian tại nhiệm)

Phƣơng thức hình thành

Nguyên nhân kết thúc

Biểu hiện Nguyên nhân cốt lõi

1. Chatichai Choonhavan (8/1988-2/1991) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Bị quân đội lật đổ

Tham nhũng, gây tổn hại tới lợi ích của quân đội

2. Anand Panyarachun (3/1991-4/1992) Nhóm đảo chính đề cử Kết thúc nhiệm kỳ

Tổ chức tuyển cử theo kế hoạch của nhóm đảo chính

3. Suchinda Kraprayoon

(4/1992 - 6/1992)

Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử

Từ chức Cuộc nổi dậy của các lực lượng

dân chủ

4. Anand Panyarachun

(6/1992-9/1992)

Hạ viện đề cử Kết thúc

nhiệm kỳ

Tổ chức bầu cử theo kế hoạch

5. Chuan Leekpai (1992-1995) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Bị các đảng phái đối lập cáo buộc tham nhũng 6. Banharn Sila-archa (7/1995 - 11/1996) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Bị các đảng phái đối lập cáo buộc tham nhũng 7. Chavalit Yongchaiyudh (11/1996 -11/1997) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Từ chức Chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng tài chính 8. Chuan Leekpai (11/1997 - 2/2001) Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Thất bại trong việc khôi phục kinh tế, bị cáo buộc tham nhũng

Trải qua các biến cố chính trị trong năm 1992, nền dân chủ được khôi phục, Thủ lĩnh Đảng dân chủ Chuan Leekpai trở thành thủ tướng của chính quyền dân sự. Tuy vậy, chính phủ của Thủ tướng Chuan cũng chỉ tồn tại không quá ba năm và buộc phải kết thúc hoạt động khi bị các đảng phái đối lập tố cáo có dính líu vào một vụ tai tiếng lớn liên quan đến chương trình cải cách ruộng đất. Sự việc này được đưa ra trước Quốc hội khi các đảng đối lập tố cáo Chính phủ lợi dụng cuộc cải cách để chia phần có lợi cho giới kinh doanh cũng như các vùng dân cư tại Phuket nhằm tìm cách gây ảnh hưởng chính trị sau này. Để tránh bị buộc phải từ chức, Thủ tướng Chuan quyết định giải tán Hạ nghị viện và tổ chức bầu cử sớm hơn hạn định.

Sau cuộc bầu cử tháng 7 năm 1995, Banharn Sila-archa, thủ lĩnh Đảng Quốc dân Thái trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, nội các do Banharn thành lập là tập hợp của các đảng phái có sự liên kết rời rạc, hoạt động vì mục tiêu lợi ích trước mắt thông qua những dự án cần đến nguồn ngân sách khổng lồ. Trong hơn một năm, Thủ tướng đã cải tổ chính phủ tới 11 lần. Cũng trong từng ấy thời gian, Chính phủ Banharn liên tiếp bị cáo buộc bởi những hoạt động làm ăn phi pháp cũng như các hành vi tham nhũng của quan chức chính phủ. Trước sức ép của các đảng phái đối lập, thậm chí từ chính các đảng phái trong chính phủ liên minh, Thủ tướng Banharn buộc phải từ chức vào tháng 9 năm 1996.

Sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1996, đến lượt Đảng Khát vọng mới của Chavalit Yongchaiyudh nắm quyền. Thời gian này, nền kinh tế bước vào suy thoái nghiêm trọng. GDP tiếp tục giảm sâu, tổng giá trị hàng xuất khẩu giảm mạnh từ 24,8% năm 1995 xuống -1,9% năm 1996 [14]. Thái Lan chính thức lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tháng 7 năm 1997. Trong vịng xốy của cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh buộc phải từ chức vào tháng 11 cùng năm.

Sau khi Chavalit Youngchaiyudh từ chức, các đảng phái trong Hạ nghị viện thỏa hiệp với nhau đưa Chuan Leekpai của Đảng Dân chủ lên nắm quyền. Lần thứ hai trở thành Thủ tướng, Chuan Leekpai phải giải quyết những hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là giai đoạn chính phủ phải thực hiện các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế với những “liều thuốc đắng” mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để giải cứu nền kinh tế của quốc gia này. Đó là mở ra nhiều

ngành có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi, tư nhân hóa các cơng ty nhà nước, cải cách dịch vụ công, mở cửa cho sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và nhất là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Tuy vậy, các chính sách mà chính phủ cam kết với IMF lại gặp khơng ít khó khăn do sự chống đối và hoài nghi của các giai tầng trong xã hội, trong đó có cả giới doanh nhân và phe nhóm chính trị đối lập. Do đó các chính sách nhiều khi không được thực hiện một cách thông suốt, dẫn đến q trình khơi phục của kinh tế Thái Lan diễn ra rất chậm chạp. Những nỗ lực khôi phục nền kinh tế khơng thành cơng trở thành ngun nhân chính khiến Đảng Dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử tháng 1 năm 2001.

Như vậy là, trong số 05 kỳ chính phủ được trình bày ở trên, có đến 4 nội các (của các Thủ tướng Chuan Leekpai, Banharn Sila-archa và Chavalit Youngchaiyudh) đều gặp hải các vấn đề nội bộ như xung đột lợi ích, để xảy ra những bê bối, tham nhũng dẫn đến sụp đổ. Chính phủ cịn lại (của Thủ tướng Chatichai Choonhavan) bị lật đổ do quân đội tiến hành đảo chính. Tuy nhiên, trong chính nội bộ của chính phủ Chatichai cũng có những hoạt động tiêu cực của nhóm lợi ích và làm phát sinh tình trạng tham nhũng tràn lan tạo cớ cho quân đội can thiệp. Một điểm chung nữa của các chính phủ này là sự tranh giành về lợi ích làm cho cơng tác tổ chức bố trí nhân sự gặp khó khăn, sự liên kết về lợi ích dẫn đến tình trạng lạm quyền, và ban hành các chính sách có lợi cho người trong cuộc và tình trạng tham nhũng tràn các dự án công cũng như việc chiếm đoạt trái phép tài sản cơng của các quan chức chính phủ. Lợi ích nhóm và nạn tham nhũng là khâu cuối cùng để các doanh nhân hay trùm tài phiệt thu lại nguồn vốn mà ban đầu họ đã đầu tư cho các hoạt động đảng phái, tranh cử và mua ghế trong nội các cho mình hoặc cho thân hữu của mình. Sau mỗi chính phủ dân sự sụp đổ, người ta lại thấy các doanh nhân - quan chức chính phủ cũ xuất hiện lại trong các chính phủ mới dưới danh nghĩa các đảng phái khác. Điều đó khẳng định một thực tế, sự nghiệp chính trị của các doanh nhân khơng hề mất đi sau mỗi chính phủ liên minh, các doanh nhân vẫn tiếp tục hiện diện và thu lợi ích cho dù nền chính trị đó có trải qua các cuộc khủng hoảng khác nhau.

3.4. Đánh giá vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan

Để đánh giá được vai trò của một lực lượng chính trị, cần xác định những yếu tố hoặc tiêu chí cụ thể. Như đã trình bày ở trên, doanh nhân Thái Lan tham gia chính trị ở tất cả các khâu trong nền dân chủ tuyển cử, từ hoạt động đảng phái, hoạt động bầu cử và hoạt động trong chính quyền. Để thấy được vị trí, sự đóng góp và những ảnh hưởng của họ đối với cả hệ thống chính trị của Thái Lan hay khái quát là vai trị tích cực và tiêu cực, cũng cần dựa vào các yếu tố chung nhất cho mỗi một nền chính trị của một quốc gia. Vậy, trong q trình hoạt động chính trị của giới doanh nhân, các yếu tố sau cần phải được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

Thứ nhất là mức độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Thứ hai là tiến trình dân chủ hóa đất nước,

Thứ ba là tính ổn định của hệ thống chính trị.

3.4.1. Vai trị tích cực

Từ thực tiễn tham gia hoạt động chính trị như trình bày ở trên, giới doanh nhân Thái Lan đã đóng góp nhiều mặt tích cực vào nền chính trị nói chung và hệ thống chính trị nói riêng.

Thứ nhất, khơng thể phủ nhận được những tác động rất lớn của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. nền Kinh tế Thái Lan bắt đầu cất cánh phát triển từ sau khi Chính phủ thay đổi chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu. Trong giai đoạn độc tài quân sự, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức độ cao. Bất chấp các sự cố chính trị, GDP Thái Lan liên lục tăng trưởng ổn định. Trong chế độ độc tài quân sự thập niên 1960 và và đầu 1970, GDP của Thái Lan tăng trưởng trung bình hơn 7%. Sauk hi giới doanh nhân lên nắm quyền, kinh tế Thái Lan tiếp tục đà tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn 1988 - 1996 là ở mức 8,5% [34, tr.344]. Rõ ràng là với việc doanh nghiệp nắm quyền, mục tiêu phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Q trình tự do hóa kinh tế được thực hiện theo lộ trình đã giúp đưa Thái Lan trở thành một trong những nền kinh tế phát triển ấn tượng nhất của châu Á.

Thứ hai, khi tham gia chính trị, giới doanh nhân cùng với các lực lượng dân sự khác đã nỗ lực tạo ra hệ thống pháp lý quan trọng nhằm mục đích hình thành một nền dân chủ đa nguyên, nơi các lực lượng chính trị xã hội hoạt động theo những

điều chỉnh chung của pháp luật. Các quy định của hiến pháp và pháp luật do doanh nhân - chính khách đứng đằng sau về cơ bản đã định hình ra khung pháp lý quan trọng cho hoạt động chính trị, từ tổ chức đảng phái, bầu cử, thành lập, giải tán chính phủ và quốc hội. Quan trọng hơn, hệ thống pháp luật về hoạt động chính trị cũng khơng ngừng được hồn thiện qua những lần tu sửa nhằm mục tiêu tạo ra tính dân chủ tồn diện hơn cho Thái Lan. Những điều đó làm cho đảng phái được tổ chức nghiêm túc hơn và hoạt động ổn định hơn, hệ thống bầu cử cũng được xây dựng một cách bài bản hơn giúp cho cử tri phần nào có thực quyền hơn. Bản hiến pháp 1997 với những quy định khá chặt chẽ về các hoạt động chính trị được coi là bản hiến pháp dân chủ nhất mà Thái Lan từng có.

Bên cạnh đó, hoạt động sơi động và tồn diện của giới doanh nhân trong nền chính trị đã đã gián tiếp tác động để xã hội cởi mở hơn. Việc thực hành chính trị tự do dân chủ làm cho con người không chấp nhận sự trấn áp và quản thúc của hình thái quản lý xã hội xưa cũ. Cụ thể là, với nền dân chủ được mở rộng không ngừng, ý thức dân chủ đã bám rễ sâu rộng trong xã hội, người dân đã không chấp nhận việc các tướng lĩnh nắm quyền chính trị. Điều này có thể thấy, một phong trào nổi dậy bùng phát khắp các đô thị Thái Lan năm 1992 chống lại tham vọng nắm quyền của các tướng lĩnh quân sự sau cuộc đảo chính năm 1991. Khơng khí dân chủ đó cũng gián tiếp tác động, tạo sức ép buộc các tướng lĩnh quân đội trao trả quyền lực cho nhân dân 15 tháng sau cuộc đảo chính. Như vậy là, doanh nhân khi tham gia chính trị đã phần nào hạn chế sự can thiệp của các thế lực cũ, cụ thể là các tướng lĩnh quân đội và giới quan liêu.

Thứ ba, hoạt động của giới doanh nhân đi liền với tính thực dụng, hiệu quả và phong cách năng động. Khi tham gia chính trường, giới doanh nhân cũng làm thay đổi quan trọng mơi trường chính trị. Sự năng động, nhạy bén của các doanh nhân trong quản lý, sản xuất, kinh doanh nay được phần nào đem vận dụng trong các mối quan hệ chính trị, đảng phái và trong quản lý nhà nước. Bằng tiền bạc và kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, doanh nhân làm cho các đảng phái được tổ chức tinh gọn, có tính nhân dân hơn; tính cạnh tranh giữa các đảng phái được đẩy lên ở mức cao hơn. Đối với Quốc hội, doanh nhân thay thế đáng kể sự trì trệ của

tầng lớp quan liêu, làm cho hoạt động lập pháp thêm gắn bó với cuộc sống, đáp ứng đúng điều một xã hội mở đang cần; đối với chính phủ, doanh nhân tạo ra các chính phủ hoạt động thực chất, xây dựng những nền tảng phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển toàn diện đất nước

3.4.2. Vai trị tiêu cực

Bên cạnh những đóng góp tích cực thì giới doanh nhân cũng mang lại khơng ít tiêu cực cho nền chính trị Thái Lan. Đặc biệt là, cách thức sử dụng đồng tiền và các mối quan hệ lợi ích nhóm. Về lâu dài các thực hành chính trị đó đã mang đến nhiều nguy cơ cho nền chính trị và sâu xa hơn là nền dân chủ của Thái Lan.

Thứ nhất, mặc dù sự tham gia chính trị của doanh nhân trong chính quyền đã trực tiếp tác động đến phát triển kinh tế xã hội song bản chất lợi ích nhóm và sự tham nhũng trong chính quyền đã để lại di hại khôn lường cho nền kinh tế. Bên cạnh các yếu tố tích cực như xây dựng và thực thi chính sách kinh tế mở, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế ở trong nước, tự do hóa cao độ nền kinh tế, đặc biệt là về tài chính, các doanh nhân - chính trị gia cũng đẩy nền kinh tế đi vào rối loạn. Đó là việc đầu tư cơng dàn trải, tập trung xây dựng các đại cơng trình (sân bay, đường cao tốc, …) góp phần làm nợ cơng chính phủ lên cao, kinh tế tăng trưởng nóng. Hoạt động đầu tư công ở Thái Lan giai đoạn này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế mà quan trọng hơn từ sự vận động của các trùm tài phiệt, các thân hữu trong chính phủ và từ chính cách doanh nhân - chính khách đã đầu tư qua các cuộc bầu cử và nay muốn thu hồi lại vốn của mình. Chính vì vậy, những hệ quả phát sinh trong qua hệ tiền bạc giữa các quan chức chính phủ và giới tài phiệt tiếp tục làm nảy sinh ra nhiều vấn nạn như tham ô, rút ruột ngân sách, chi tiêu cơng q đà góp phần đưa Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồi tệ năm 1997.

Thứ hai, đối với tiến trình dân chủ hóa đất nước. Với sự tham gia chính trị của doanh nhân, “nền chính trị tiền bạc” của Thái Lan được khai sinh, trong đó tiền bạc là là động cơ, là mục đích cho hoạt động của doanh nhân và được sử dụng trong mọi cơng đoạn chính trị. Vì bản chất của doanh nhân là kinh doanh, làm lợi cho bản thân và thân hữu, cho nên đa số doanh nhân Thái Lan tham gia chính trị đều nhìn xem lợi ích thu được là gì. Từ mục đích xun suốt như vậy, giới doanh nhân là tác nhân chính hình thành tư tưởng bè phái, lợi ích nhóm để dễ bề thâu tóm lợi ích cơng

làm giàu cho bản thân và thân hữu và làm thiệt hại đến quyền lợi của các tầng lớp khác trong xã hội, khiến cho các lực lượng chính trị và các giai tầng khác trong xã hội bất bình và chống đối. Đây là một trong những nguyên nhân vì sao đa số nhân sĩ, trí thức cũng như tầng lớp trung thường ủng hộ phía sau quân đội làm đảo chính, lật đổ các chính phủ tham nhũng cho dù việc đảo chính đó tương phản với tinh thần dân chủ của chính giới trung lưu.

Thứ ba, đối với việc ổn định hệ thống chính trị của Thái Lan. Vì khơng kiến tạo được một nền dân chủ ổn định và bền vững cho Thái Lan. Khác với các quốc gia dân chủ khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng chính phủ có thể xảy ra nhưng dân chủ thì vẫn ổn định. Ở Thái Lan, mỗi khi hệ thống chính trị đi vào bất ổn là lúc dân chủ lâm nguy. Do tính chất bè nhóm trong đảng phái, do mâu thuẫn về lợi ích nhóm trong chính quyền, doanh nhân đã làm cho các chính phủ hoạt động bất ổn vì vướng vào các bê bối, tham nhũng và nhiều phen dẫn đến khủng hoảng chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực khác cướp đoạt chính quyền thơng qua đảo chính lật đổ. Sau mỗi chính quyền quân sự hoạt động, nền dân chủ lại tiếp tục bị gián đoạn, các thiết chế và ý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)