Vai trò tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 99 - 103)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.4. Đánh giá vai trị của giới doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan

3.4.2. Vai trò tiêu cực

Bên cạnh những đóng góp tích cực thì giới doanh nhân cũng mang lại khơng ít tiêu cực cho nền chính trị Thái Lan. Đặc biệt là, cách thức sử dụng đồng tiền và các mối quan hệ lợi ích nhóm. Về lâu dài các thực hành chính trị đó đã mang đến nhiều nguy cơ cho nền chính trị và sâu xa hơn là nền dân chủ của Thái Lan.

Thứ nhất, mặc dù sự tham gia chính trị của doanh nhân trong chính quyền đã trực tiếp tác động đến phát triển kinh tế xã hội song bản chất lợi ích nhóm và sự tham nhũng trong chính quyền đã để lại di hại khôn lường cho nền kinh tế. Bên cạnh các yếu tố tích cực như xây dựng và thực thi chính sách kinh tế mở, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế ở trong nước, tự do hóa cao độ nền kinh tế, đặc biệt là về tài chính, các doanh nhân - chính trị gia cũng đẩy nền kinh tế đi vào rối loạn. Đó là việc đầu tư công dàn trải, tập trung xây dựng các đại cơng trình (sân bay, đường cao tốc, …) góp phần làm nợ cơng chính phủ lên cao, kinh tế tăng trưởng nóng. Hoạt động đầu tư cơng ở Thái Lan giai đoạn này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế mà quan trọng hơn từ sự vận động của các trùm tài phiệt, các thân hữu trong chính phủ và từ chính cách doanh nhân - chính khách đã đầu tư qua các cuộc bầu cử và nay muốn thu hồi lại vốn của mình. Chính vì vậy, những hệ quả phát sinh trong qua hệ tiền bạc giữa các quan chức chính phủ và giới tài phiệt tiếp tục làm nảy sinh ra nhiều vấn nạn như tham ô, rút ruột ngân sách, chi tiêu cơng q đà góp phần đưa Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồi tệ năm 1997.

Thứ hai, đối với tiến trình dân chủ hóa đất nước. Với sự tham gia chính trị của doanh nhân, “nền chính trị tiền bạc” của Thái Lan được khai sinh, trong đó tiền bạc là là động cơ, là mục đích cho hoạt động của doanh nhân và được sử dụng trong mọi cơng đoạn chính trị. Vì bản chất của doanh nhân là kinh doanh, làm lợi cho bản thân và thân hữu, cho nên đa số doanh nhân Thái Lan tham gia chính trị đều nhìn xem lợi ích thu được là gì. Từ mục đích xun suốt như vậy, giới doanh nhân là tác nhân chính hình thành tư tưởng bè phái, lợi ích nhóm để dễ bề thâu tóm lợi ích công

làm giàu cho bản thân và thân hữu và làm thiệt hại đến quyền lợi của các tầng lớp khác trong xã hội, khiến cho các lực lượng chính trị và các giai tầng khác trong xã hội bất bình và chống đối. Đây là một trong những ngun nhân vì sao đa số nhân sĩ, trí thức cũng như tầng lớp trung thường ủng hộ phía sau quân đội làm đảo chính, lật đổ các chính phủ tham nhũng cho dù việc đảo chính đó tương phản với tinh thần dân chủ của chính giới trung lưu.

Thứ ba, đối với việc ổn định hệ thống chính trị của Thái Lan. Vì khơng kiến tạo được một nền dân chủ ổn định và bền vững cho Thái Lan. Khác với các quốc gia dân chủ khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng chính phủ có thể xảy ra nhưng dân chủ thì vẫn ổn định. Ở Thái Lan, mỗi khi hệ thống chính trị đi vào bất ổn là lúc dân chủ lâm nguy. Do tính chất bè nhóm trong đảng phái, do mâu thuẫn về lợi ích nhóm trong chính quyền, doanh nhân đã làm cho các chính phủ hoạt động bất ổn vì vướng vào các bê bối, tham nhũng và nhiều phen dẫn đến khủng hoảng chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực khác cướp đoạt chính quyền thơng qua đảo chính lật đổ. Sau mỗi chính quyền quân sự hoạt động, nền dân chủ lại tiếp tục bị gián đoạn, các thiết chế và ý thức dân chủ bị phá vỡ; khi nền dân chủ được khôi phục, việc xây dựng chúng dường như làm lại từ đầu.

Ngoài ra, giới doanh nhân trước năm 2001 đã không tạo ra các lực lượng chính trị liên minh bền vững để đồng hành với mình. Để nắm quyền, các doanh nhân dựa vào tiền bạc, hệ thống đầu nậu phiếu và cử tri khu vực nông thôn, những người bán quyền chính trị cho họ qua lá phiếu bầu. Việc mua bán phiếu bầu chỉ đơn thuần phản ánh quan hệ kinh tế. Người bán được tiền và người mua được chức vụ. Sau mỗi giao dịch, sự liên quan của các bên chấm dứt, sự đồng hành, liên minh giữa cộng đồng dân cư với doanh nhân không trở thành sợi dây xuyên suốt. Rõ ràng là ý thức chính trị của cộng đồng dân cư chưa được nâng cao một cách tương xứng trong nền dân chủ mở rộng, đồng tiên đã làm cho một bộ phận nhân dân, đặc biệt là khu vực nơng thơn Thái Lan bị phi chính trị hóa khiến họ khơng thể trở thành một lực lượng chính trị đồn kết, bền vững và tạo ra tiếng nói quan trọng trong nền chính trị Thái Lan.

3.5. Tiểu kết

Bước sang thập kỷ 1990, sự phát triển kinh tế thần kỳ của Thái Lan đã tạo ra một tầng lớp tư bản mới, cụ thể là các doanh nhân thành đạt ở Bangkok và các địa phương. Khi nền chính trị dân chủ tuyển cử định hình, tầng lớp doanh nhân, nhất là doanh nhân địa phương đã nhìn thấy những cơ hội lớn để tiến vào chính trường Thái Lan. Để chính thức đặt chân vào hạ nghị viện, doanh nhân buộc phải tham gia hoặc tự mình thành lập các đảng phái chính trị trong khi các đảng phái buộc phải tìm đến các doanh nhân để có được nguồn tài lực tranh cử. Kết quả là, mối quan hệ cộng sinh giữa đảng phái và doanh nhân được hình thành. Với tiền bạc sẵn có, đa số doanh nhân trở thành thành viên cốt cán, thậm chí là thủ lĩnh của các đảng phái. Từ đây, họ bắt đầu thâu tóm quyền lực trong đảng thơng qua việc thành lập phe nhóm, lơi kéo các nghị sĩ đương nhiệm cũng như các chính trị gia chun nghiệp có uy tín trong chính trường gia nhập vào đảng phái của mình.

Khu vực bầu cử tại các địa phương, nơi bầu ra đa số ghế trong hạ nghị viện, trở thành nơi tranh giành quyết liệt giữa các đảng phái. Các doanh nhân-chính trị gia đã góp phần tạo nên tình trạng mua bán phiếu bầu một cách có hệ thống trong suốt quá trình tranh cử. Sức mạnh đồng tiền của giới doanh nhân, sự linh hoạt của các đầu nậu phiếu, và hoạt động “mùa vụ” của các đảng phái đã tạo cho Thái Lan một nền chính trị bầu cử với ứng cử viên bị lôi kéo, cử tri bị mua chuộc và khu vực bầu cử bị lũng đoạn.

Khi đã bước chân vào chính trường, các doanh nhân-nghị sĩ tiếp tục đặt tham vọng hoặc là giữ cương vị nhất định trong chính phủ, hoặc là bảo trợ cho một chính trị gia nắm giữ một chức vụ theo ý mình trong nội các để từ đó tìm cách thu lại các khoản vốn đã “đầu tư”. Những chức vụ này sẽ tạo cơ hội để họ liên kết với nhau để tiếp cận các chương trình, dự án phát triển bằng ngân sách của nhà nước và thu hồi lại “vốn” từ “đầu tư” hoạt động chính trị trước kia.

Như vậy, dù không thể phủ nhận những đóng góp của các doanh nhân - chính trị gia đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan trong suốt thập kỷ 1990, song các doanh nhân cũng phải chịu trách nhiệm lớn về sự bất ổn trong hệ thống chính trị của đất nước. Họ là tác nhân khiến cho các nội các lỏng lẻo; họ

góp phần lây lan nạn tham nhũng, hối lộ trong các cơ quan công quyền; họ tiếp tay để các nhóm lợi ích đối lũng đoạn các chính sách của nhà nước. Những tác động này gián tiếp làm cho nhiều chính phủ khơng thể tồn tại trọn vẹn một nhiệm kỳ và thậm chí đẩy nền kinh tế Thái Lan đến vực thẳm của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997. Biến cố này khép lại một chương quan trọng trong câu chuyện dài kỳ về ảnh hưởng của doanh nhân đối với nền chính trị Thái Lan và mở ra những cơ hội mới cho các thế hệ và tầng lớp doanh nhân khác tiếp tục tham vọng thống lĩnh chính trường.

Chƣơng 4: TRƢỜNG HỢP CỦA CỰU THỦ TƢỚNG THAKSIN SHINAWATRA

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)