Nền chính trị “bán dân chủ” (1978 1988)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 38 - 41)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.1. Tiến trình chính trị Thái Lan (1932 2014)

2.1.2. Nền chính trị “bán dân chủ” (1978 1988)

2.1.2.1. Thất bại lần thứ hai của nền dân chủ

Sau biến cố năm 1973, nền dân chủ được hồi sinh. Mơ hình một quốc gia dân chủ được xây dựng và cụ thể hóa qua bản Hiến pháp mới (1974). Tuy nhiên, bản Hiến pháp này có tính chất q cấp tiến, khơng phù hợp với bối cảnh một đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ độc tài. Các lực lượng chính trị cũ dù thất bại nhưng vẫn cịn có ảnh hưởng to lớn trong khi các lực lượng mới nổi tuy có nhiều tiềm năng song kinh nghiệm thực hành chính trị cịn hạn chế. Đặc điểm này đã làm tái diễn kịch bản chính trị như từng xảy ra những năm 1945 - 1947. Cụ thể là, sau cuộc tổng tuyển cử tháng 01 năm 1975, Đảng Dân chủ (Prachathipat) giành được số ghế lớn nhất trong hạ nghị viện và được quyền thành lập chính phủ liên minh. Nhưng mâu thuẫn của một chính phủ đa đảng sớm bùng phát vì sự tranh giành các vị trí trong nội các cũng như các đảng phái cầm quyền bất đồng về đường lối hoạt động.

Trong khi đó, các đảng phái đối lập lại triệt để sử dụng quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm nhằm phế truất chính phủ. Vì vậy, trong vịng ba năm (1973-1976), lần lượt nội các của các Thủ tướng Sanya Dharmasakti, Seni Pramoj, Kukrit Pramoj rồi lại Seni Pramoj được dựng lên rồi sụp đổ.

Không chỉ mâu thuẫn từ bên trong, chính phủ, các lực lượng dân sự, đảng phái và phong trào sinh viên cịn phải đối mặt với sự kích động, chống phá của các thế lực ủng hộ quân đội và lực lượng bảo hoàng cực đoan. Sự chống đối này đã biến thành các cuộc xung đột bạo lực lên tới đỉnh điểm vào tháng 10 năm 1976 khi các nhóm cánh hữu tấn cơng và truy sát các sinh viên ủng hộ dân chủ tại trường Đại học Thammasat. Cuộc tấn công này khiến cho hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương, chủ yếu là sinh viên. Nó đã gây ra khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và buộc Thủ tướng Seni Pramoj phải từ chức. Ngay sau đó, các tướng lĩnh quân đội chớp thời cơ tiến hành đảo chính, tun bố xóa bỏ Hiến pháp 1974, xây dựng Hiến pháp lâm thời 1977, giải tán Quốc hội và cấm các đảng phái chính trị hoạt động.

Nhóm đảo chính chọn chính trị gia bảo hồng Thanin Kraivichien làm Thủ tướng. Lên cầm quyền, Thủ tướng Thanin cho thực thi rất nhiều chính sách trấn áp dân chủ như bắt giam hàng ngàn sinh viên, truy bức hàng ngàn người ủng hộ dân chủ khác và khiến cho hàng chục ngàn người đấu tranh ở thành thị phải bỏ trốn về vùng núi, vùng nông thôn và gia nhập Đảng Cộng sản Thái Lan. Những chính sách này đã làm cho tình hình Thái Lan thêm rối ren [29, tr.215-19].

2.1.2.2. Thỏa hiệp chính trị và sự ổn định của chính phủ Prem

Tháng 10 năm 1976, nhận thấy đường lối chính trị cực đoan của Thanin sẽ dẫn đến việc chia rẽ đất nước, một nhóm sĩ quan quân đội trung cấp tự xưng là các “Tướng trẻ” (Young Turks) đã tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ Thanin. Nhóm này thành lập Hội đồng Chính sách quốc gia và định ra một hướng đi khác nhằm huy động sự ủng hộ của các đảng phái chính trị cũng như duy trì quyền lực hiện có của mình. Đó là đưa hoạt động chính trị cởi mở hơn, tiến hành hịa giải giữa các phe nhóm vốn xung đột với nhau suốt từ đầu những năm 1970, đồng thời giảm bớt những căng thẳng cũng như bất an trong xã hội. Tuy nhiên, điều cốt yếu là quân đội vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực lãnh đạo. Điều đó được cụ thể hóa bằng việc tướng Kriangsak Chamanan được lựa chọn làm thủ tướng vào tháng 11 năm 1977.

Để tạo cơ sở pháp lý giải quyết khủng hoảng chính trị diễn ra triền miên, các lực lượng chính trị đã tập hợp lại và cùng xây dựng một bản hiến pháp mới. Đây được coi là thỏa hiệp tạm thời giữa các tướng lĩnh quân đội và tầng lớp quan liêu cũ với các đảng phái chính trị và các lực lượng dân sự. Hiến pháp 1978 vừa tạo điều kiện cho quá trình chuyển tiếp ổn định vừa dành thời gian cho các hoạt động đảng phái được khôi phục. Chai-anan Samudavanija gọi đây là đặc trưng của một nền chính trị “bán dân chủ ổn định” [21, tr.102]. Theo đó, hạ nghị viện được hình thành trên cơ sở tuyển cử tự do, thượng nghị viện được thành lập trên cơ sở đại biểu do thủ tướng lựa chọn. Về quan hệ qua lại giữa hạ nghị viện và chính phủ, các hạ nghị sĩ phải chấp thuận cho một cá nhân trong giới quan liêu, đứng ngoài các đảng phái, giữ cương vị thủ tướng. Đổi lại, thủ tướng phải thành lập nội các với thành viên là đại diện các đảng thắng cử có chân trong hạ nghị viện. Trên tinh thần đó, sau cuộc bầu cử tháng 4 năm 1979, tướng Kriangsak tiếp tục giữ chức Thủ tướng chính phủ.

Đến tháng 2 năm 1980, Thủ tướng Kriangsak buộc phải từ chức trước các sức ép từ suy thoái kinh tế và sự thiếu tin tưởng của các đồng minh dân sự. Theo như thỏa ước trước kia, các tướng lĩnh quân đội và các đảng phái thống nhất bầu chọn Đại tướng Prem Tinsulanonda, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng làm thủ tướng. Đổi lại, tân thủ tướng tiếp tục cam kết xây dựng nội các trên cơ sở tham gia của các đảng phái lớn. Trong nội các mới, Thủ tướng Prem đã có cách sắp xếp khá hợp lý để vừa bảo đảm quyền lực của mình, đồng thời kiểm sốt và kiềm chế được hoạt động của các thành viên từ các đảng phái.

Trong suốt 08 năm cầm quyền tiếp theo (1981-1988), Thủ tướng Prem đã cố gắng cân bằng các mối quan hệ để duy trì quyền lực của mình. Bằng cách gắn chặt với Hồng gia, ơng tranh thủ được sự ủng hộ của giới quan liêu và các chính trị gia bảo hồng; bằng cách phân bố đồng đều vị trí trong nội các, ơng giữ được uy tín với các đảng phái chính trị. Trong việc điều hịa mối quan hệ giữa hai lực lượng cũ và mới, Thủ tướng Prem sử dụng lực lượng này để kiềm chế lực lượng kia, ông tận dụng sự đề phòng lẫn nhau của hai lực lượng mới và cũ để duy trì vai trị cá nhân lãnh đạo khơng thể thiếu của mình. Chính vì vậy, Prem đã đứng trên đỉnh cao quyền lực suốt một thời gian dài. Nỗ lực điều hành đất nước của ông, với năm lần cải tổ

nội các, đã giữ được sự ổn định cần thiết giúp nền kinh tế tăng trưởng vượt kế hoạch và đưa Thái Lan hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)