Nguồn gốc và quá trình phát triển của cộng đồng doanh nhân Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 68)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của cộng đồng doanh nhân Thái Lan

Doanh nhân Thái Lan có đặc điểm là hình thành và phát triển từ các nhóm người Hoa di cư Xiêm và trở thành Thái gốc Hoa sau này. Trải qua hàng trăm năm tích lũy, người Thái gốc Hoa đã tạo dựng lên một cộng đồng doanh nhân rộng khắp, kiểm soát những lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế Thái Lan hiện tại. Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân Thái Lan từ khởi thủy cho đến hiện tại không tách rời với các chủ trương, chính sách của chính quyền trung ương Thái Lan. Dù mỗi chính quyền có thể đưa ra các chính sách ngăn chặn hoặc khuyến khích thì giới doanh nhân cũng ln có những cách thức hóa giải hoặc tận dụng để tồn tại và phát triển. Có thể nhận thấy, giới doanh nhân Thái Lan được phân chia thành hai loại cơ bản. Loại thứ nhất là các doanh nhân hoạt động ở các địa phương hoặc liên vùng. Loại thứ hai là tập đoàn kinh tế lớn đa ngành, hoạt động trên phạm vi cả nước cả nước và thậm chí đầu tư ra nước ngồi. Hai loại hình doanh nghiệp này, dựa theo tính chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có sự tham gia và tác động khác nhau trong nền chính trị Thái Lan.

3.1.1. Người Hoa, người Thái gốc Hoa và sự hình thành cộng đồng doanh nhân Thái Lan Thái Lan

Một đặc điểm dễ nhận thấy là cộng đồng Hoa kiều và sau này là người Thái gốc Hoa đã có đóng góp lớn lao vào sự phát triển kinh tế Thái Lan. Trong suốt các thế kỷ 16, 17 và 18, người Hoa, vì các lí do chính trị và kinh tế khác nhau, đã di cư từ khu vực miền Nam Trung Hoa và định cư rải rác khắp các nước trong khu vực Đơng Nam Á. Trong số đó, nhiều thế hệ người Hoa đã dừng chân tại Xiêm, nơi họ coi là một điểm đến mầu mỡ để phát triển.

Trong giai đoạn đầu nhập cư vào Xiêm, người Hoa phải làm các công việc nặng nhọc như phu xây dựng, thợ mỏ hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Họ tập trung chủ yếu quanh khu vực Bangkok [34, tr.353]. Qua nhiều đời, nhờ sự chịu khó và chăm chỉ, nhiều gia đình đã tích cóp được các khoản vốn lớn để mở các cửa hàng buôn bán.

Nếu có điều kiện hơn nữa, họ trở thành các thương nhân mua bán nông sản và dần dần lớn mạnh thành một lực lượng chủ đạo thâu tóm các hoạt động bn bán tại Xiêm và Thái Lan sau này.

Về phần mình, chính quyền Xiêm khơng có các tư tưởng kỳ thị hoặc bài Hoa đến mức cực đoan. Nguyên nhân chủ yếu là trong suốt thời kỳ Vương quốc Ayuthaya và giai đoạn đầu triều đại Chakri cai trị, các tầng lớp quan chức Xiêm có nhiều mối quan tâm khác ngồi người Hoa định cư. Về đối ngoại, họ ưu tiên giải quyết quan hệ với các nước phương Tây để giữ được độc lập, củng cố quyền lực của vương triều. Về đối nội, họ phải dành thời gian tổ chức xã hội, cai trị một cách hiệu quả đối với nông dân - một lực lượng lớn làm ra của cải vật chất. Vì vậy, người Hoa nhập cư và sau này trở thành người Thái gốc Hoa, được phép hoạt động với ít ràng buộc hay kỳ thị miễn là họ khơng tổ chức thành những phe nhóm chính trị [34, tr.354]. Sự khoan dung của triều đình đối với người Hoa rõ rệt đến mức vua Chulalongkorn từng ra chỉ dụ: “Ta coi họ (người Hoa) không phải là người ngoại

quốc mà như một phần cấu thành của vương quốc” [86, tr.17]. Sau này, đã có đơi

lúc triều đình đã bày tỏ sự bất bình với cách lũng đoạn kinh doanh của người gốc Hoa. Quốc vương Vajiravudh từng gọi người Hoa là “Do Thái của phương Đông” [90, tr.216], ám chỉ về việc người Hoa lấy Xiêm làm nơi buôn bán kinh doanh làm giàu và chuyển tiền về cố quốc. Tuy nhiên, Vương triều Chakri sau này cũng chưa bao giờ ban hành các chỉ dụ hoặc kích động các phong trào kỳ thị người Hoa.

Không chỉ có vậy, nhận thấy khả năng lớn của người Hoa trong việc tạo ra của cải vật chất, các nhà lãnh đạo Xiêm đều nhất quán theo đuổi chính sách khuyến khích sự nhập cư của người Hoa. Nhờ việc thiết lập thành công mạng lưới kết nối trong vùng cũng như cả nước, hoạt động kinh doanh, buôn bán nông sản của người Hoa trở nên thuận lợi hơn. Cụ thể là, tính đến trước năm 1890, người Hoa đã kiểm soát tới 62% hoạt động xuất nhập khẩu của Thái Lan. Năm 1933, người Hoa làm chủ đến 61 công ty cỡ lớn và tăng lên 91 công ty vào năm 1941; ngành sản xuất lúa gạo của Xiêm chủ yếu do năm gia đình người Hoa thao túng là Bulakul, Bulasuk, Iamsuri, Lamsam và Wang Lee [62, tr.2] [72, tr.182-4].

Sau cuộc chính biến năm 1932, những nhà lãnh đạo mới của Thái Lan đặt ưu tiên phát triển kinh tế nhằm đem lại thịnh vượng cho người Thái bản xứ. Cũng từ đây, họ bắt đầu có cách nhìn khác đối với các thế hệ con cái của những người nhập cư từ Trung Hoa. Với quan điểm cho rằng, một nguồn của cải khổng lồ của quốc gia đang nằm trong tay người Hoa và người Thái gốc Hoa, các chính quyền, nhất là dưới thời của Thủ tướng Phibul Songkhram (1938-1944), đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm dần vai trò của người Hoa trong nền kinh tế. Ví dụ, năm 1939, Chính phủ quyết định cấm người Hoa kinh doanh 10 ngành kinh tế quan trọng. Đến năm 1942, chính phủ nâng con số này lên 27 ngành [7, tr.164], trong đó có kinh doanh gạo, thuốc lá, xăng dầu. Các hoạt động buôn bán khác của người Hoa đều bị áp thuế cao. Ngồi ra, chính phủ cũng thành lập các cơng ty nhà nước, hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế để cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp người Hoa. Trong giai đoạn đầu tiên, các doanh nhân người Hoa phải chịu những tổn thất lớn. Tuy nhiên, thông qua các kỹ năng quan hệ với chính quyền Thái Lan đã được hun đúc qua nhiều thế hệ, giới doanh nhân gốc Hoa đã tìm ra những cách thức hiệu quả để tồn tại và phát triển. Cách thức cơ bản nhất của họ là “mua” lấy sự đỡ đầu của các quan chức cao cấp trong chính quyền. Bằng tiền bạc, ngân phiếu và những tài sản có giá trị khác dâng cho các quan chức cấp cao, thậm chí chấp nhận là sân sau của các quan chức này, nhiều doanh nhân gốc Hoa đã được bảo hộ âm thầm. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của họ tiếp tục phát triển và còn mở rộng phạm vi hoạt động ra các lĩnh vực tài chính và cơng nghiệp. Cuối thập kỷ 1950, người gốc Hoa chiếm tới 70% doanh nghiệp, cơ sở buôn bán tại Bangkok [27, tr.152] [86, tr.35].

Sau khi thiết lập chế độc độc tài quân sự, tướng Sarit Thanarat đã cố gắng kiểm sốt gắt gao các hoạt động kinh doanh, bn bán nhằm giảm sự lũng đoạn kinh tế của người Hoa. Tuy nhiên, giới doanh nhân người Hoa cũng có những cách làm thiết thực để giảm thiểu tác động từ các chính sách cấm đốn của chính phủ. Về quan hệ với chính quyền, ở “cửa trước”, các gia đình gốc Hoa cung cấp các nhà chuyên môn, nhà quản lý kinh tế, nhà tư vấn cho đường lối phát triển của chính phủ vốn đang thiếu hụt,5

còn ở “cửa sau”, họ kiên trì tiếp cận, gây dựng

5 Ví dụ, một thành viên trong gia đình Bulakul, cơng ty bn bán gạo lớn lúc đó được mời làm

quan hệ với các tướng lĩnh quân đội, làm giàu cho vợ con, người thân của các vị tướng có quyền. Qua các mối quan hệ lợi ích cộng sinh đó, họ nhận được sự che chở cần thiết. Kết quả là, các đạo luật nhằm ngăn cản hoạt động của các doanh nhân gốc Hoa tại Thái Lan đã khơng có hiệu lực như các chính sách mà các chính phủ ở Malaysia, Indonesia hay Philippines cùng thời đó áp dụng [15, tr.140-1]. Skiner đã có tổng kết tương đối chính xác về vấn đề này: “Một điểm ngược đời trong lịch sử Thái Lan là chủ nghĩa kinh tế dân tộc không làm cho kẻ thù (cộng đồng doanh nhân gốc Hoa) thất bại mà lại đưa đến chỗ những kẻ đối kháng hợp tác với nhau: sự liên minh giữa doanh nhân người Hoa và giai cấp cầm quyền Thái Lan được thiết lập” [5, tr. 231].

Như vậy, mặc dù chính phủ Thái Lan qua nhiều giai đoạn đã ban hành những chính sách hạn chế hoạt động kinh doanh của người Hoa song đều không thành công. Quan trọng hơn, từ các chính sách cấm đốn của chính phủ đã không tạo thành tư tưởng bài Hoa trong lĩnh vực kinh tế của nhà nước cũng như tầng lớp nhân dân bản xứ. Nếu có, nó chỉ ở mức êm dịu và tế nhị hơn nếu so với các nước trong khu vực là Indonesia hay Malaysia [7, tr.181]. Nói theo cách khác, chính sách bài Hoa thực sự không bị đẩy lên mức cực đoan hoặc không phổ quát xuống quần chúng nhân dân Thái bản xứ để trở thành phong trào bài xích hay những cơn giận dữ mang tính chất kỳ thị dân tộc.

Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến nay, hầu như khơng cịn sự cấm đốn từ chính quyền cũng như khơng cịn sự phân biệt đối xử người Hoa, người Thái, người gốc Hoa ít nhất đã bước sang thế hệ thứ ba sinh sống tại Thái Lan hầu như được cởi trói tồn diện để phát triển [57, tr.10-2]. Họ được hưởng sự bình đẳng trong các chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân của các chính phủ Thái Lan. Các doanh nhân gốc Hoa đã hội nhập gần như hoàn toàn vào xã hội Thái và phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế nước này từ đầu thập kỷ 1980 cho đến những năm đầu của thập niên 1990. Tạp chí Forbes năm 2010 thống kê có hơn 80% trong số 40 người giàu có nhất tại Thái Lan là người Hoa hoặc

Chulin Lamsan của gia đình Lamsam được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành công ty nhà nước Thai Niyom Panic. Và sự tham gia của họ chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế, không được can dự trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động chính trị.

có gốc Hoa [25]. Đây cũng là một hiện tượng đặc biệt của nền kinh tế Thái Lan so với một số nước trong khu vực.

Với nền tảng gia đình vững chắc, nhờ sự tích cóp qua nhiều thế hệ và sự khoan dung của văn hóa Thái, người Hoa đã gần như có được đời sống bình thường như cư dân bản địa. Theo đúng như quan điểm của chủ nghĩa Mác, kinh tế đóng vai trị quyết định đối với chính trị: Từ sự lớn mạnh của người Hoa trong lĩnh vực kinh tế, họ đã có những tác động vào nền chính trị, nhiều thành viên trong các gia đình doanh nhân Thái gốc Hoa đã trở thành tướng lĩnh quân sự và thậm chí đã có rất nhiều thủ tướng là người gốc Hoa hoặc hậu duệ người Hoa có quan hệ hơn nhân với người bản xứ như các thủ tướng (theo thứ tự trước sau): Manopakorn Nititada, Phahon Phonphayuhasena, Phibunsongkhram, Pridi Banomyong, Thawal Thamrong Navaswadhi, Pote Sarasin, Tanin Kraivixien, Chatichai Choonhavan, Anand Panyarachun, Suchinda Kraprayoon, Chuan Leekpai, Banharn Silpa-archa, Chavalit Yongchaiyudh, Thaksin Shinawatra, Samak Sundaravej, Abhisit Vejjajiva và Yingluck Shinawatra [48, tr.4]. Có thể thấy, người Thái gốc Hoa đã trở thành một bộ phận khơng thể tách rời trong dân tộc Thái Lan. Đóng góp của họ cả về kinh tế, chính trị và văn hóa đều rất lớn và đặc sắc. Cũng vì lẽ đó, những doanh nhân - chính trị gia gốc Hoa vốn bị ảnh hưởng sâu đậm từ truyền thống đã góp phần tạo cho nền chính trị Thái Lan một sắc thái riêng biệt.

3.1.2. Các loại hình doanh nhân Thái Lan hiện đại

3.1.2.1. Doanh nhân địa phương

Nghiên cứu về vai trò của doanh nhân đối với nền chính trị Thái Lan, nhất là trong hai thập kỷ 1980 và 1990, không thể không nhắc đến các doanh nhân địa phương. Lực lượng này bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi chính phủ Thái Lan chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế vào thập niên 1960. Cơ sở phát triển ban đầu của doanh nhân địa phương chủ yếu là từ ruộng đất. Ban đầu họ tập trung trồng lúa, sắn và các nơng sản, sau đó họ bắt đầu phân tán ra các lĩnh vực khác để phục vụ nền nông nghiệp của khu vực như chế biến, phân phối nông sản, buôn bán các thiết bị nơng nghiệp, mở quỹ tín dụng nơng nghiệp rồi phát triển dần lên các lĩnh vực như bán lẻ, buôn bán bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Trong các thập niên 1960 và 1970, doanh nhân địa phương Thái Lan đã tận dụng nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhờ sự thay đổi chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, nhiều doanh nghiệp địa phương được tự do kinh doanh và mở rộng thêm nhiều lĩnh vực như xây dựng, bán lẻ, phân phối hàng hóa. Trong giai đoạn này, cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra khốc liệt. Thái Lan trở thành một trong những nước trong khu vực Đông Nam Á để Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự và hậu cần cho các hoạt động gây chiến của Mỹ ở khu vực Đơng Dương. Chính vì vậy, các doanh nhân Thái Lan khu vực gần căn cứ quân sự của Mỹ đã tiếp cận và thực hiện các dự án về xây dựng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hậu cần căn bản cho người Mỹ và thu được những khoản lợi nhuận lớn từ đây [17, tr.156].

Trong thời gian này, các hoạt động kinh tế ngầm, ngồi vịng pháp luật như buôn bán gỗ lậu, ma túy, đòi nợ thuê, đánh bạc và tổ chức mại dâm ở nhiều địa phương cũng nở rộ. Người Thái gọi họ là các jaopho6. Tại mỗi địa phương, đều có một hoặc một số jaopho, là người bảo kê các hoạt động kinh doanh với địa bàn, lĩnh vực hoạt động được phân chia rõ ràng.

Bước sang thập niên 1980, các doanh nghiệp địa phương cũng có những cơ hội lớn để phát triển như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở những chính sách mới của chính phủ, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối và hợp tác với các nhà đầu tư nước ngồi. Khơng chỉ có vậy, những chính sách của chính phủ đã tạo điều kiện rất thuận lợi để doanh nghiệp địa phương tìm kiếm và tiếp cận với các nguồn vốn từ nước ngồi. Nhờ đó, họ giảm được sức ép vay vốn từ các ngân hàng trong nước [31, tr.26]. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Thái Lan phát triển bùng nổ từ năm 1987 đã tạo ra tiềm lực rất lớn để các doanh nhân địa phương huy động nguồn vốn và mở rộng sản xuất và buôn bán.

6 Thuật ngữ Jaopho hoặc Chaopho vốn là tiếng Hán - Thái, xuất hiện đầu tiên trong cộng đồng người Hoa tại Xiêm, chỉ những người hoạt động trong thế giới ngầm, trong giang hồ hoặc hội kín, ngồi vịng pháp luật. Từ thập niên 1960 trở đi, tại Thái Lan, thuật ngữ này chỉ những trùm giang hồ ở các địa phương thâu tóm quyền lực và tích lũy tiền bạc nhờ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, buôn ma túy, mở sòng bài, vv… Khơng dừng lại ở đó, họ sử dụng tiền bạc và mạng lưới bất hợp pháp của mình để thành lập các cơng ty hoạt động hợp pháp rồi từ đó tìm cách tham gia vào nền chính trị dân chủ tuyển cử thơng qua mạng lưới của mình.

Jaopho Thái Lan cũng có ý nghĩa và vị trí như những Bố già của Mỹ hoặc Italia nhưng xét ở mức độ liên quan đến chính trị thì họ có vẻ sâu đậm hơn.

Từ trong bối cảnh đó, xuất hiện các doanh nhân địa phương hoạt động sản xuất trên quy mơ lớn, mang tính chất vùng miền như: Banhan Sila-archa ở tỉnh Suphan Buri chuyên về xây dựng; Vatana Asavahame ở tỉnh Samut Prakan là một doanh nhân phát triển cơ sở hạ tầng; Narong Wongwan ở tỉnh Phrae đầu tư phát triển công nghiệp thuốc lá, vv...

Thứ hai, nhận ra vai trò quan trọng của các chính trị gia lớn ở Bangkok,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)