Các tướng lĩnh quân đội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 59 - 61)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.4. Các lực lượng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan

2.4.3. Các tướng lĩnh quân đội

Nói đến lực lượng quân đội Thái Lan trong nền chính trị là nhắc tới vai trị của các tướng lĩnh quân đội. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, quân đội Thái Lan được chia thành ba quân chủng chính là lục qn, hải qn và khơng qn, trong đó lục quân là quân chủng có bề dày truyền thống và sức mạnh to lớn hơn cả. Khi tham gia hoặc can thiệp vào nền chính trị ở các giai đoạn khác nhau, cả ba lực lượng này đều có sự thống nhất cao độ dưới sự chỉ đạo của các tướng lĩnh lục quân. Từ sau cuộc chính biến năm 1932, quân đội Thái Lan chưa từng trải qua một cuộc chiến tranh trực diện quy mô lớn ngoại trừ các cuộc xung đột biên giới với các nước láng giềng. Tuy nhiên, được đào tạo bài bản, với tính kỷ luật, họ đã trở thành một tập thể thống nhất cao về tư tưởng và ý chí hành động. Trong bối cảnh nền chính trị Thái Lan cịn ở hiện trạng mập mờ, các thế lực chính trị cũ vừa bị lật đổ, các lực lượng chính trị mới chưa có được nền tảng vững mạnh thì quân đội đã tận dụng thế mạnh của mình vượt khỏi phạm vi là một tổ chức chuyên nghiệp của nhà nước để can thiệp và thâu tóm quyền lực chính trị. Vai trị của qn đội được củng cố vững chắc thêm khi họ lấy chiêu bài bảo vệ đất nước trước các nguy cơ, trong đó có chủ nghĩa cộng sản. Các thế hệ lãnh đạo quân đội Thái đã liên tục lũng đoạn nền chính trị Thái Lan trong suốt hai thập kỷ 1950, 1960. Mặc dù thời gian này, chính quyền qn sự đã có cơng trong việc đưa nền kinh tế Thái Lan chuyển mình từ sản xuất nơng

nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và nhất là cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu song nó cũng mang nhiều tai tiếng khi trấn áp các lực lượng tự do, dân chủ, cấm tự do báo chí, các đảng phái chính trị hoạt động cũng như làm ngơ trước tình hình tham nhũng hối lộ lan tràn trong giới công quyền.

Sau các cuộc khủng hoảng chính trị năm 1973 và 1976, dù chế độ độc tài quân sự bị lật đổ song khơng vì thế mà các tướng lĩnh “trở về doanh trại”, chấp nhận nghề nghiệp của mình. Họ vẫn tìm cách can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào chính trường trong suốt thập niên 1980 bằng cách tham gia vào thượng nghị viện và thậm chí cử được người nắm chức vụ thủ tướng chính phủ (Kriangsak và Prem). Vào cuối thập niên 1980, vai trò của giới tướng lĩnh trong nền chính trị Thái Lan dường bắt đầu suy giảm mạnh mẽ. Có thể giải thích điều này như sau:

Thứ nhất, xu hướng dân chủ của các lực lượng dân sự trong nền chính trị lên cao. Từ đầu thập kỷ 1970, tư tưởng về quyền công dân, dân chủ tham dự và quyền đại diện ngày càng phổ biến trong các tầng lớp trung lưu, trí thức tại các đơ thị. Các cuộc tập dượt, diễn tập chống lại chính quyền quân sự do lực lượng sinh viên làm nòng cốt, với sự hậu thuẫn của giới doanh nhân đã mang lại thành công.

Thứ hai, hệ tư tưởng của quân đội coi việc nắm quyền chính trị vì sự ổn định của đất nước dần đi vào thoái trào. Từ thập niên 1960 cho đến thập niên 1980, Chiến tranh Đông Dương cũng như phong trào nổi dậy của Đảng Cộng sản Thái Lan được các tướng lĩnh Thái Lan sử dụng như là “ông ba bị” để biện minh cho lý do duy trì quyền lực của mình [47, tr.54]. Tuy nhiên, khi tình hình Đơng Dương hịa dịu trở lại và nhất là Đảng Cộng sản Thái Lan chấm dứt hoạt động vũ trang thì cơ sở lý luận cho sự tồn tại và lãnh đạo của quân đội Thái Lan trong chính trị đã khơng cịn ý nghĩa.

Thứ ba, trong nội bộ các tướng lĩnh quân đội cũng ln xuất hiện tình trạng phe nhóm. Chúng được hình thành chủ yếu từ mỗi khóa của Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao, một hoặc một số người khi đã chức vụ và tầm ảnh hưởng, họ thường nâng đỡ bạn học và tạo thành một nhóm quyền lực. Ngồi sự chia rẽ từ tổ chức, họ cịn ngấm ngầm xung đột vì việc phân chia lợi ích từ những dự án quốc phịng lớn. Những mâu thuẫn đó làm cho sức mạnh đồn kết của quân đội bị suy giảm và kết cục là họ khơng thể duy trì được sự lãnh đạo tồn diện như trước.

Dù vậy, trong hai thập kỷ 1990 và 2000, mong muốn ra khỏi doanh trại và thống trị chính trường dường như chưa bao giờ phai nhạt trong các tướng lĩnh quân đội. Lợi dụng các chính phủ dân sự khơng bảo đảm được sự ổn định chính trị, để xảy ra nhiều tiêu cực như tham nhũng hay khủng hoảng chính trị, các tướng lĩnh quân đội đã tiến hành đảo chính lật đổ các chính phủ dân sự Chatichai Choonhavan, Thaksin Shinawatra và Yingluck Shinawatra. Việc quân đội đảo chính nhiều lần và hiện tại (2016) cũng đang nắm trọn quyền lực chính trị cho thấy, lực lượng này vẫn là một yếu tố không thể bị loại trừ trong đời sống chính trị Thái Lan hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)