Sự sụp đổ của các chính phủ liên minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 94 - 97)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.3. Doanh nhân tác nhân dẫn đến sự sụp đổ của các chính phủ liên minh

3.3.2. Sự sụp đổ của các chính phủ liên minh

Từ hai nguyên nhân căn bản trên và từ Bảng 3..3 cho thấy một hệ quả tất yếu là toàn bộ các chính phủ liên minh của Thái Lan kéo dài từ 1988 đến 2001 với sự tham gia đông đảo của các doanh nhân đều không tồn tại quá một nhiệm kỳ..

Cụ thể hơn, chúng ta thấy sự sụp đổ của từng chính phủ liên minh như sau: Đối với Chính phủ của Thủ tướng Chatichai Choonhavan, khi ông lên nắm quyền, nền kinh tế Thái Lan có sự phát triển mạnh mẽ. Thậm chí ngay trong năm đầu tiên ông giữ chức Thủ tướng, GDP của Thái Lan đã tăng trưởng đến mức hơn 13%. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển thần kỳ này, nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bộc lộ những khuyết tật nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng tham nhũng tràn lan. Nạn tham nhũng cùng với sự thiếu quan tâm của Chính phủ đối với quyền lợi của quân đội là những nguyên nhân chính dẫn đến việc các tướng lĩnh đảo chính lật đổ Chính phủ Chatichai vào tháng 02 năm 1991.

Bảng 3.2: Nguyên nhân hình thành và kết thúc của các chính phủ Thái Lan

(Tác giả thống kê)

TT Tên chính phủ

(Thời gian tại nhiệm)

Phƣơng thức hình thành

Nguyên nhân kết thúc

Biểu hiện Nguyên nhân cốt lõi

1. Chatichai Choonhavan (8/1988-2/1991) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Bị quân đội lật đổ

Tham nhũng, gây tổn hại tới lợi ích của quân đội

2. Anand Panyarachun (3/1991-4/1992) Nhóm đảo chính đề cử Kết thúc nhiệm kỳ

Tổ chức tuyển cử theo kế hoạch của nhóm đảo chính

3. Suchinda Kraprayoon

(4/1992 - 6/1992)

Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử

Từ chức Cuộc nổi dậy của các lực lượng

dân chủ

4. Anand Panyarachun

(6/1992-9/1992)

Hạ viện đề cử Kết thúc

nhiệm kỳ

Tổ chức bầu cử theo kế hoạch

5. Chuan Leekpai (1992-1995) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Bị các đảng phái đối lập cáo buộc tham nhũng 6. Banharn Sila-archa (7/1995 - 11/1996) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Bị các đảng phái đối lập cáo buộc tham nhũng 7. Chavalit Yongchaiyudh (11/1996 -11/1997) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Từ chức Chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng tài chính 8. Chuan Leekpai (11/1997 - 2/2001) Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Thất bại trong việc khôi phục kinh tế, bị cáo buộc tham nhũng

Trải qua các biến cố chính trị trong năm 1992, nền dân chủ được khôi phục, Thủ lĩnh Đảng dân chủ Chuan Leekpai trở thành thủ tướng của chính quyền dân sự. Tuy vậy, chính phủ của Thủ tướng Chuan cũng chỉ tồn tại không quá ba năm và buộc phải kết thúc hoạt động khi bị các đảng phái đối lập tố cáo có dính líu vào một vụ tai tiếng lớn liên quan đến chương trình cải cách ruộng đất. Sự việc này được đưa ra trước Quốc hội khi các đảng đối lập tố cáo Chính phủ lợi dụng cuộc cải cách để chia phần có lợi cho giới kinh doanh cũng như các vùng dân cư tại Phuket nhằm tìm cách gây ảnh hưởng chính trị sau này. Để tránh bị buộc phải từ chức, Thủ tướng Chuan quyết định giải tán Hạ nghị viện và tổ chức bầu cử sớm hơn hạn định.

Sau cuộc bầu cử tháng 7 năm 1995, Banharn Sila-archa, thủ lĩnh Đảng Quốc dân Thái trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, nội các do Banharn thành lập là tập hợp của các đảng phái có sự liên kết rời rạc, hoạt động vì mục tiêu lợi ích trước mắt thông qua những dự án cần đến nguồn ngân sách khổng lồ. Trong hơn một năm, Thủ tướng đã cải tổ chính phủ tới 11 lần. Cũng trong từng ấy thời gian, Chính phủ Banharn liên tiếp bị cáo buộc bởi những hoạt động làm ăn phi pháp cũng như các hành vi tham nhũng của quan chức chính phủ. Trước sức ép của các đảng phái đối lập, thậm chí từ chính các đảng phái trong chính phủ liên minh, Thủ tướng Banharn buộc phải từ chức vào tháng 9 năm 1996.

Sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1996, đến lượt Đảng Khát vọng mới của Chavalit Yongchaiyudh nắm quyền. Thời gian này, nền kinh tế bước vào suy thoái nghiêm trọng. GDP tiếp tục giảm sâu, tổng giá trị hàng xuất khẩu giảm mạnh từ 24,8% năm 1995 xuống -1,9% năm 1996 [14]. Thái Lan chính thức lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tháng 7 năm 1997. Trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh buộc phải từ chức vào tháng 11 cùng năm.

Sau khi Chavalit Youngchaiyudh từ chức, các đảng phái trong Hạ nghị viện thỏa hiệp với nhau đưa Chuan Leekpai của Đảng Dân chủ lên nắm quyền. Lần thứ hai trở thành Thủ tướng, Chuan Leekpai phải giải quyết những hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là giai đoạn chính phủ phải thực hiện các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế với những “liều thuốc đắng” mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để giải cứu nền kinh tế của quốc gia này. Đó là mở ra nhiều

ngành có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa các công ty nhà nước, cải cách dịch vụ công, mở cửa cho sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và nhất là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Tuy vậy, các chính sách mà chính phủ cam kết với IMF lại gặp không ít khó khăn do sự chống đối và hoài nghi của các giai tầng trong xã hội, trong đó có cả giới doanh nhân và phe nhóm chính trị đối lập. Do đó các chính sách nhiều khi không được thực hiện một cách thông suốt, dẫn đến quá trình khôi phục của kinh tế Thái Lan diễn ra rất chậm chạp. Những nỗ lực khôi phục nền kinh tế không thành công trở thành nguyên nhân chính khiến Đảng Dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử tháng 1 năm 2001.

Như vậy là, trong số 05 kỳ chính phủ được trình bày ở trên, có đến 4 nội các (của các Thủ tướng Chuan Leekpai, Banharn Sila-archa và Chavalit Youngchaiyudh) đều gặp hải các vấn đề nội bộ như xung đột lợi ích, để xảy ra những bê bối, tham nhũng dẫn đến sụp đổ. Chính phủ còn lại (của Thủ tướng Chatichai Choonhavan) bị lật đổ do quân đội tiến hành đảo chính. Tuy nhiên, trong chính nội bộ của chính phủ Chatichai cũng có những hoạt động tiêu cực của nhóm lợi ích và làm phát sinh tình trạng tham nhũng tràn lan tạo cớ cho quân đội can thiệp. Một điểm chung nữa của các chính phủ này là sự tranh giành về lợi ích làm cho công tác tổ chức bố trí nhân sự gặp khó khăn, sự liên kết về lợi ích dẫn đến tình trạng lạm quyền, và ban hành các chính sách có lợi cho người trong cuộc và tình trạng tham nhũng tràn các dự án công cũng như việc chiếm đoạt trái phép tài sản công của các quan chức chính phủ. Lợi ích nhóm và nạn tham nhũng là khâu cuối cùng để các doanh nhân hay trùm tài phiệt thu lại nguồn vốn mà ban đầu họ đã đầu tư cho các hoạt động đảng phái, tranh cử và mua ghế trong nội các cho mình hoặc cho thân hữu của mình. Sau mỗi chính phủ dân sự sụp đổ, người ta lại thấy các doanh nhân - quan chức chính phủ cũ xuất hiện lại trong các chính phủ mới dưới danh nghĩa các đảng phái khác. Điều đó khẳng định một thực tế, sự nghiệp chính trị của các doanh nhân không hề mất đi sau mỗi chính phủ liên minh, các doanh nhân vẫn tiếp tục hiện diện và thu lợi ích cho dù nền chính trị đó có trải qua các cuộc khủng hoảng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)