Giải pháp về tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 96 - 98)

- Các phân hiệu:

Tiểu kết chương

3.3.4. Giải pháp về tài chính.

Tài chính là điều kiện có vai trò quyết định đối với việc tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ. Để tạo thuận lợi cho hoạt động nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng đội ngũ cần thiết phải có sự đầu tư thích đáng, không nhỏ nguồn lực tài chính cho hoạt động này. Kinh phí từ ngân sách cho hoạt động này thường rất hạn hẹp, các nhà trường cần tận dụng ở tất cả các nguồn lực có thể, trước hết là từ các nguồn nội lực tự túc của các cá nhân những người đi học, đây là nguồn có tiềm năng và hiệu quả, bên cạnh đó, cần khai thác các nguồn tài chính khác. Nếu không chú ý đúng mức tới thu nhập của giáo viên trong nhà trường thì sẽ có sự chênh lệch với mức thu nhập của bộ phận dân cư khác trong xã hội sẽ dẫn tới những hậu quả

đáng buồn như: Thương mại hoá hoạt động dạy học, thiếu trách nhiệm trong công việc vì mải mê kiếm kế sinh nhai khác, thậm chí kiếm tiền bằng các hoạt động khác phương hại tới tư cách nghề nghiệp, hạn chế khả năng sáng tạo và hiệu quả trong công việc chuyên môn.

Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có những chỉ đạo rất đúng đắn, thể hiện trước hết trong Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII, một trong những nội dung Nghị quyết đã đề cập là vấn đề thu nhập của đội ngũ giáo viên.

Nghị quyết Trung ương 2, Khoá VIII cũng nêu rõ quan điểm chống khuynh hướng thương mại hoá trong giáo dục đào tạo, tức là chống khuynh hướng biến giáo dục đào tạo thành hoạt động mang tính thương mại thuần tuý, nhưng không phủ định tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với giáo dục đào tạo.

Thực tế chúng ta chưa khác được đầy đủ các tác động tích cực của KTTT vừa chưa khống chế được một cách đầy đủ tác động tiêu cực của nó khi xử lý vấn đề động lực lao động sư phạm của người giáo viên. Tính năng động, tính cạnh tranh, tính hiệu quả của KTTT đó là mặt tích cực, còn mặt hạn chế của KTTT là ở chỗ coi lợi nhuận, lỗ lãi là mục đích tối thượng và đồng tiền là thước đo duy nhất.

Trong thực tế đầu tư cho giáo dục đào tạo vừa thấp, vừa kém hiệu quả, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vẫn còn lãng phí, nghèo mà vẫn còn lãng phí, xa xỉ: Trên 70% kinh phí từ ngân sách dành cho chi trả lương cho giáo viên, nhưng khoản chi này vẫn không đủ bù đắp cho những hao mòn hữu hình và vô hình, chưa nói đến tái sản xuất và mở rộng sức lao động (thông qua các chi phí lại và nâng cao tay nghề cho giáo viên). Đã thế đồng lương -vốn được coi như là một nhân tố đòn bẩy của lao động vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bình quân chủ nghĩa, vẫn “đến hẹn lại lên” và cái phần thêm vào của mỗi kỳ tăng lương quá ít ỏi về số lượng vẫn không sao chuyển thành chất lượng được.

Trong cơ chế thị trường, dù loại lao động đặc biệt, lao động sư phạm vẫn là hàng hoá, cho nên một mặt phải nó có giá cả và giá trị, chịu sự chi phối của các quy luật trong nền kinh tế thị trường. Một mặt phải chống lại xu hướng bóc lột siêu lợi nhuận, nhưng không bao giờ để cho việc dạy của thầy và việc học của trò trở thành một công việc phi kinh tế, tức là không xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra và thu về

qua việc dạy và học mà mục tiêu của nó là phục vụ tốt nhất cho các yêu cầu kinh tế xã hội.

Lao động sư phạm của người giáo viên cho dù không bao giờ xác định đúng giá trị đích thực của nó hôm nay và mai sau, tức thời và tiềm ẩn, trước mắt và lâu dài, nhưng cũng không nên để kéo dài tình trạng giá trị đích thực của nó không được đánh giá thỏa đáng, vì như vậy động lực trong lao động sư phạm sẽ bị triệt tiêu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)