- Các phân hiệu:
2.3.2.4. Thái độ tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, với học sinh chưa được đề cao.
chưa được đề cao.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên, giảng viên tuyệt đại đa số có tinh thần trách nhiệm với công việc, với nhà trường, với học trò, có nhiều tấm gương tận tuỵ với nghề được đồng nghiệp, học sinh, sinh viên ngưỡng mộ, nhiều đồng chí giáo viên chủ nhiệm gắn bó với lớp, với học sinh viên. Nhưng cá biệt còn có ở đây đó một vài cá nhân có những biểu hiện của thái độ thờ ơ với công việc được giao, đặc biệt những công việc đòi hỏi tự giác cao, như: Vô tình với những nguyện vọng chính đáng của học sinh, sinh viên, thực hiện trách nhiệm qua quýt (Hướng dẫn thực tập không đến nơi đến chốn, chuẩn bị bài lên lớp không chu đáo, tinh thần tự giác vươn lên kém, né tránh việc khó…), đấu tranh tự phê bình và phê bình kém, an phận…
Những người có hành vi ấy dù chưa gây hậu quả trực tiếp, tại hại dù chưa chịu một hình thức kỷ luật nào, nhưng chắc chắn để lại dấu ấn khó phai trong tâm hồn, tình cảm của học sinh, sinh viên và đồng nghiệp, làm mai một lòng tin vào những gì tốt đẹp mà người thầy có lương tâm, trách nhiệm cần phải thắp sáng và giữ gìn trong nhận thức, ký ức của học trò.
Những biểu hiện trên dù chưa nhiều, nhưng việc có thái độ phản ứng đúng mức, đấu tranh với những cá nhân, những hành vi lạc lõng đó để làm trong sạch môi trường giáo dục trong nhà trường là một việc làm cần thiết.
Với thái độ chân tình nhưng kiên quyết, việc loại trừ những sai trái không nhỏ nhưng có không thể không cảnh giác đó là việc cần làm ngay trong nhà trường, nhất là trong việc đào tạo ra những người cán bộ, những cử nhân có trình độ cao đẳng các ngành kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và cho xã hội. Các thầy cô phải là tấm gương tận tuỵ, trung thực, dạy dỗ các em không chỉ bằng lý thuyết sách vở mà chính tấm gương của thầy cô là bào học sinh động, thuyết phục nhất trong việc dạy người.