Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 69 - 74)

- Các phân hiệu:

2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía nhà trường:

a. Cơ cấu tổ chức và địa điểm có nhiều biến động:

Tháng 3, năm 2009 Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết điịnh thành lập trên cơ sở trường Bồi dưỡng cán bộ HTX và Doanh nghiệp nhỏ, lực lượng

cán bộ quản lý và giảng viên khi thành lập vừa thiếu, vừa yếu. Những cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm quản lý, đào tạo giáo dục đại học chưa nhiều. Nhà trường đứng trước vô cùng nhiều khó khăn và thách thức. Vừa tiến hành tuyển sinh, vừa phải tuyển giảng viên và ký họp đồng thỉnh giảng với giáo viên và cán bộ quản lý bên ngoài. Có thời điểm, phải thuê toàn bộ giảng viên của cả chuyên ngành như; tài chính ngân hàng.

Tháng 07, năm 2011, Liên minh HTX Việt Nam ký quyết định điều chuyển trường từ Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội về Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Lực lượng cán bộ giảng dạy lại thêm một lần biến động mạnh, cán bộ giảng viên chuyển công tác về các đơn vị khác rất nhiều, điều này ảnh hưởng lớn tới tâm lý những cán bộ, giảng viên ở lại và làm cho lực lượng giảng viên bị hao hụt nhiều.

Tháng 10, năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định sáp nhập trường Trung học Quản lý và Công nghệ vào trường. Toàn bộ Ban Giám hiệu và cơ cấu tổ chức thay đổi, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giảng dạy và học tập, đặc biệt là đội ngũ cán bội giảng dạy, bởi cơ cấu tổ chức nào cũng cần có thời gian để ổn định

b. Tình trạng thiếu giáo viên và ảnh hưởng của nó tới chất lượng đội ngũ.

Biu 7: Bng cân đối giáo viên ca trường Cao đẳng Kinh tế-K thut Trung ương t năm hc 2009-2010 (Trước và sau khi sáp nhp).

Năm hc 2009-2010 2010-2011 2011-2012 CĐ KT-KT TW 30 25 Cán bộ giảng dạy TH QL&CN 42 60 105 Tổng số 72 85 105 CĐ KT-KT TW 47 50 Biên chế cho phép TH QL&CN 53 60 115 Tổng số 100 110 Cân đối - 28 -25 -10

Số liệu trên cho ta thấy phần nào thực trạng thiếu giáo viên của hai trường như sau:

+ Vấn đề thiếu giảng viên là rất gay gắt tại trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương khi có quyết định thành lập (năm học 2009-2010), với số luợng 30 giảng viên trong số đó có rất nhiều giảng viên kiêm giảng công tác tại các phòng chức năng như phòng Đào tạo, phòng Tổ chức, phòng Công tác HSSV…, Tình hình thiếu giảng viên còn đặc biệt khó khăn vào năm học 2010-2011, do trường mới thành lập, thu nhập của cán bộ, giáo viên thấp đã khiến không ít người chuyển công tác, khiến Nhà trường chỉ còn 25 giảng viên, trong khi biên chế cho phép 50 giảng viên (thiếu 25 nguời).

+ Trường Trung học Quản lý và Công nghệ là một ngôi trường đã đào tạo rất nhiều khoá học sinh TCCN, ngành kế toán và một số ngành kỹ thuật như: Điện dân dụng, Kỹ thuật may, Công nghệ thông tin… chính vì vậy, đội ngũ giáo viên đã tương đối ổn định. Năm học 2009-2010 trường thiếu 11 giáo viên, sang tới năm học 2010-2011, do kế hoạch đi tắt, đón đầu, trường đã được cơ quan chủ quản Liên minh HTX Việt Nam giao cho chỉ tiêu 60 giáo viên và đã tuyển đủ số giáo viên này chờ cơ hội sáp nhập với trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Trung ương.

+ Sau khi sáp nhập, năm học 2011-2012, Đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương tiếp tục giảm do khoảng cách điạ lý xa so với trước đây: Từ Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội nay chuyển về Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

+ Số giáo viên của trường Trung học quản lý và Công nghệ sáp nhập cơ học vào trường rất lớn. Đã nâng tổng số cán bộ giảng dạy nên con số 85 người. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012, con số này đã có lúc xuống dưới 80 người. Trước thực tế đó, Ban Giám hiệu mới của Nhà trường đã tiến hành tuyển dụng trong tháng 6 năm 2012 hơn 20 cán bộ, giảng viên, nâng con số cán bộ giảng dạy của trường cho tới thời điểm này là 105 người.

+ Như vậy, theo chỉ tiêu được ngành chủ quản cho phép, đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ giảng dạy của trường vẫn thiếu 10 người.

Biu 8:Thc trng s lượng ging viên các khoa, tháng 6 năm 2012 (Bao gm c giáo viên kiêm ging được biên chế v khoa ).

TT Tên đơn vS lượng hin có Ghi chú

1 Khoa cơ bản 17

2 Khoa Kinh tế và phát triển HTX 11

3 Khoa Kế toán 14

4 Khoa Tài chính ngân hàng 9 5 Khoa Quản trị kinh doanh 10 6 Khoa Công nghệ thông tin 11 7 Khoa Cơ điện và Công nghệ May 13 8 Khoa Lý luận chính trị và HCNN 9 9 Trung tâmNgoại ngữ-Tin học 11

Tổng cộng 105

Ngun:Phòng T chc-Hành chính trường Cao đẳng Kinh tế-K thut TW.

c. Cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy và giáo trình giảng dạy.

Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ trong trường còn hạn chế: Việc mua sắm những trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu gấn đây đã được chú trọng, trong mỗi phòng, ban, khoa đều có những thiết bị như máy vi tính, một số phòng, khoa có máy photocopy, máy chiếu…Tuy nhiên chất lượng những trang thiết bị được bổ sung chưa đồng đều về số lượng và chủng loại cho các đơn vị trong trường.

Đến nay, toàn trường đã trạng bị máy vi tính cho tất cả các khoa, phòng, ban, trung tâm trực thuộc, tuy nhiên ở các khoa, số luợng máy tính chưa đủ để trang bị cho tất cả giáo viên, các cá nhân vẫn phải dùng chung máy tính. Tuy nhiên, việc được trang bị máy vi tính sẽ làm cho công việc chuẩn bị cho giảng dạy, nghiên cứu bằng máy tính đã trở thành yêu cầu, tạo tiền đề kích thích nhu cầu trình độ học tập,

nâng cao hiểu biết về sử dụng công nghệ tin học trong đội ngũ, đồng thời góp phần đáng kể vào việc hiện đại hoá, tạo nề nếp, sự nghiêm túc trong các trong các công việc của giáo viên, đặc biệt là các khâu: soạn giáo án, làm điểm, làm đề thi, đáp án…

Hiện nay trong nhà trường vẫn song song tồn tại 2 phương pháp giảng dạy, đó là phương pháp truyền thống (Diễn giải, quy nạp, nêu vấn đề, bài tập tình huống); và phương pháp giảng hiện đại với việc kết hợp phương pháp truyền thống với máy chiếu, dùng Slide …

Thư viện trong nhà trường chưa đạt yêu cầu để phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu…của giáo viên. Hệ thống phòng đọc trong thư viện gồm 2 phòng ở 2 tầng khác nhau, khá rộng rãi, tuy nhiên số lượng sách tham khảo chưa nhiều, vì vậy chưa kích thích được ban đọc là cán bộ giảng dạy và HSSV.

Theo đánh giá của cán bộ phụ trách thư viện nhà trường thì gần đây, nhà trường đã chú ý hơn đến việc tăng cường các nguồn sách tham khảo cho cán bộ, giáo viên, khuyến khích việc mua sách phục vụ cho học tập nghiên cứu theo đề nghị của các bộ phận chuyên môn.

Nhưng vì nhiều lý do, ngoài lý do hạn hẹp về tài chính, cán bộ thư viện còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, hạn chế của thư viện còn bởi nhiều lý do khác như: Việc mua sắm sách tham khảo chưa có kế hoạch, chưa có cơ chế hợp lý, nên mua sắm chưa nhiều, chủ yếu là mua sắm theo nhu cầu cấp bách, và thường đóng khung trong chuyên môn hạn hẹp.

Hiện nay một khó khăn cơ bản liên quan đến chất lượng giảng dạy đó là thiếu giáo trình chính thống của nhà trường. Ban Giám hiệu đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tìm cách khắc phục khó khăn này. Trường mới được thành lập hơn 3 năm, giáo trình giảng dạy theo chương trình khung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, tuy nhiên đến thời điểm này chưa có khoa nào biên soạn được giáo trình để đưa vào giảng dạy mang thương hiệu Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương. Tóm lại, hiện nay nhà trường chưa biên soạn được giáo trình chính thức của mình để đưa vào giảng dạy cho sinh viên hệ cao đẳng. Đây cũng là một khó khăn cho thư viện của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế của thực trạng thư viện nhà trường vừa trình bày ở trên, ở một chừng mực nào đó, có hạn chế tới việc học tập, tự học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy, (83% giáo viên, giảng viên được hỏi khẳng định thư viện nhà trường có ít sách báo, giáo trình, tài liệu và họ phải tìm tài liệu từ các nguồn bên ngoài mà khả năng tìm kiếm các nguồn sách và thư viện khác thì quá khó khăn, chủ yếu về điều kiện tài chính và địa lý…

d. Cơ chế tuyển dụng chưa linh hoạt để thu hút nhân tài:

Kể từ khi thành lập đến nay, công tác tuyển dụng của nhà trường vẫn chỉ theo nguyên tắc thông thường, nghĩa là tuyển dụng theo những quy định đóng khung của nhà nước. Hiện nay, muốn thu hút được những giảng viên có chất lượng cần phải có chính sách thu hút như: bỏ qua giai đoạn tập sự đối với các ứng viên tốt nghiệp loại giỏi. Chi trả lương, phụ cấp tăng thêm đối với giảng viên mới được tuyển dụng có cam kết phục vụ lâu dài…nhưng cơ chế tuyển dụng hiện chưa áp dụng điều đó. Ngoài ra, thu nhập của cán bộ giảng dạy, nhất là cán bộ trẻ (chiếm tỷ lệ cao trong trường), do đó những chi phí cho học tập nâng cao trình độ cũng là những cản trở quyết tâm và việc thực hiện những mong muốn trong vấn đề nâng cao trình độ của họ. Và nhà trường chưa có cơ chế hợp lý với nguyện vọng được hỗ trợ kinh phí đi đào tạo cho giảng viên. Phía giảng viên cũng chưa sẵn sàng chi phí cho việc đi học tập để nâng cao trình độ giảng dạy cho bản thân mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 69 - 74)