- Các phân hiệu:
Tiểu kết chương
3.2.1. Tổ chức các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên.
+ Tự học, tự bồi dưỡng là hoạt động tự hoàn thiện đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân cao, rất cần thiết, hiệu quả đối với việc nâng cao trình độ của cá nhân mỗi giáo viên, giảng viên, đây là cách cơ bản, chủ yếu trong duy trì, nâng cao nâng cao trình độ của người thầy. Bác Hồ đã từng nói: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt”.
Tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định tới chất lượng nghề nghiệp tới sự phát triển hay suy thoái của những phẩm chất, năng lực sư phạm của người thầy,
“Người giáo viên còn sống chừng nào học còn học, khi học mới ngừng việc học thì con người giáo viên trong họ cũng chết liền”.
Với người thầy, quá trình tự học, tự bồi dưỡng cũng có ý nghĩa là quá trình nâng cao mình lên, đó là sự phát huy cao nhất vai trò của chủ thể giáo viên trong quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu, để đáp ứng yêu cầu cao hơn.
Trong thực tiễn, bên cạnh các hoạt động bồi dưỡng giáo viên giáo viân khác như: Bồi dưỡng nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng cập nhật… việc tự học, tự bồi dưỡng trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với người giáo viên trong thời đại hiện nay, bởi lẽ, giáo dục đang đứng trước những thách thức to lớn mang tính thời đại, một thời đại của những phát triển đột biến về khoa học kỹ thuật, của sự bùng nổ thông tin, dẫn đến sự lạc hậu của tri thức mới chỉ trong một thời gian ngắn.
+ Để tổ chức tốt hoạt động tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường cần chú ý các yêu cầu như: Tổ chức động viên thường xuyên hoạt động này cùng các hoạt động tự thể hiện kết quả tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, giảng viên và phải xây dưng thành nề nếp tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động này.