Kinh nghiệm tại trường Cao đẳngKinh tế-Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 34 - 36)

Nguyên,

Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên là một ngôi trường có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế, kỹ thuật cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ, “Nhà trường tiếp tục theo hướng đa dạng hoá các hình thức và ngành nghề trên cơ sở vẫn hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo cácn bộ chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật cho các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Giáo dục Đào tạo, trường Đại học Thái Nguyên và của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học cho tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh Trung du phía bắc khác, tuy nhiên trước sự phát triển của giáo dục đào tạo hiện nay thì đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn bất cập.

Năm 2008 đã có một công trình nghiên cứu “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật thuộc Đại học thái Nguyên” được áp dụng vào thực tiễn và mang lại thành công vang dội. Kể từ năm 2008 đến nay đội ngũ giảng viên nhà trường đã hoàn thiện đầy đủ mỗi năm cho ra lò hàng nghìn cử nhân- những cán bộ kinh tế, kỹ thuật cho khu vực Thái nguyên và Trung du phía bắc. Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương cũng là một ngôi trường đào tạo các cán bộ kinh tế, kỹ thuật cho khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và cho xã hội. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên mà trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương có thể tham khảo như sau:

Biện pháp 1: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ, bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung phương hướng quy hoạch, kế hoạch. Việc tiến hành quy hoạch đội ngũ giảng viên làm cơ sở, là điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, trình độ năng lực được nâng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục đào toạ của nhà trường.

Biện pháp 2: Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Việc đẩy mạnh công tác học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học là những hoạt động không những để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn để trau dồi phẩm chất và năng lực, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong trường.

Biện pháp 3: Sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên hiện có. Việc bố trí, sử dụng đúng đội ngũ cán bộ, giảng viên là nhằm phát huy đúng mức trình độ năng lực

của đội ngũ giảng viên nhà trường, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà sự nghiệp giáo dục đào tạo nhà trường đang đặt ra.

Biện pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với giảng viên. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên là nhằm đảm bảo đời sống tinh thần để học yên tâm công tác, khuyến khích động viên họ gắn bó với công việc, tích cực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ đã phân công, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Việc tăng cường các điều kiện nhằm đảm bảo cho đội ngũ giảng viên thực hiện nhệm vụ giảng dạy chuyên môn và nghiên cứu khoa học là một trong những biện pháp tích cực nhằm phát huy đầy đủ năng lực hiện có của đội ngũ, khuyến khích họ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó, khẳng định vai trò,vị trí của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Trên đây là những giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên mà trong luận văn tác giả sẽ xem xét, tham khảo để nghiên cứu giải pháp phù hợp với trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 34 - 36)