Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 90 - 94)

- Các phân hiệu:

3.3.1.Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

Tiểu kết chương

3.3.1.Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

năm tiếp theo.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong Nhà trường, cần phải thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp. Hệ thống các giải pháp này sẽ bao gồm các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng từ việc khắc phục những hạn chế của hiện tại và những đề xuất mới phù hợp với điều kiện hiện tại trong nhà trường.

- Trước hết cần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đây được coi là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Theo số liệu của năm học 2010-2011 (năm học trước khi có Quyết định sáp nhập 2 trường), số giảng viên cần thiết để giảng dạy phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép là 50 (chỉ tiêu tuyển sinh là 600), nhưng Nhà trường lúc này chỉ có 25 người, như vậy là còn thiếu 25 người.

Năm học 2011-2012, năm học mà chỉ tiêu tuyển sinh đã tăng lên (800 chỉ tiêu đào tạo hệ cao đẳng). Quyết định sáp nhập được thực hiện từ ngày 1/10/2011, đội ngũ cán bộ giảng dạy của cả 2 nhà trường là 105, kể cả số luợng HSSV các năm học trước đó thì nhà trường cần phải có 115 cán bộ giảng dạy, như vậy là còn thiếu 10 người để bổ sung vào đội ngũ.

Những năm tiếp theo, chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy tăng dần (năm học 2012-2013, nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho 1650 chỉ tiêu, trong đó có 1200 chỉ tiêu hệ cao đẳng, và 450 chỉ tiêu hệ TCCN), cộng với việc nhà trường xin mở thêm mã ngành mới (ngành cử nhân cơ điện), ngoài ra Bộ còn giao cho nhà trường 300 chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trong năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo, như vậy, số giảng viên của nhà trường vẫn phải bổ sung thêm nữa.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy, nhà trường cần tăng cường sử dụng đội ngũ giáo viên kiêm giảng có chất lượng, có thâm niên nghề nghiệp ở các phòng, ban, trung tâm , mời thỉnh giảng ở các trường bạn và bố trí giảng vượt giờ đối với những giảng dạy có chất lượng, có thâm niên nghề cao…làm được như vậy sẽ bớt căng thẳng trong điều động cán bộ giảng viên như hiện nay.

Với số lượng giảng viên hiện tại, bao gồm cả biên chế và hợp đồng, nhà trường cần rà soát, bố trí, sắp xếp các chuyên ngành giảng dạy ở các khoa cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo trong trường.

Ngoài ra, nhà trường còn có thể khắc phục tình trạng thiếu giảng viên bằng cách huy động những cán bộ giảng dạy có năng lực giảng vượt giờ chuẩn cũng như làm thêm các công việc chuyên môn khác, đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo chất lượng giảng dạy và công tác, với cách này các khoa, tổ bộ môn có thể phải chấp nhận cán bộ vượt giờ chuẩn gấp rưỡi; còn đối với cán bộ trẻ thì chỉ bố trí giảng đủ, không nên vượt giờ nhiều. Để động viên tinh thần hăng hái tham gia của đội ngũ này, các nhà trường cần chủ động về mặt tài chính, thanh quyết toán kịp thời, đúng chế độ.

Nhà trường nghiên cứu và có giải pháp cải tiến công tác kế hoạch, tiến độ giảng dạy sao cho việc phân bổ tiến độ khối lượng và tiến độ giảng dạy giữa các khoa, bộ môn hợp lý, tránh bị động về lịch trình dẫn tới tình trạng phải đổi lịch, đổi giờ quá nhiều. Lực lượng giảng dạy vốn đã thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng lại bị giảng dồn hoặc chồng chéo giữa các hệ đào tạo, sẽ ảnh lớn đến chất lượng giảng dạy.

Các khoa đã tiến hành lên kế hoạch giảng dạy từ đầu năm học, nay chủ động bố trí nhịp nhàng lực lượng giảng dạy và đặc biệt là biên soạn giáo trình riêng của nhà trường để đảm bảo có giáo trình chuẩn giảng dạy cho HSSV.

Nếu những cán bộ giảng viên nào có khả năng phát triển tốt, gắn bó và tâm huyết với nhà trường, các đơn vị cần cân nhắc giới thiệu với nhà trường cho đi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trong nước và nước ngoài và phải đảm bảo các nguyên tắc đặt ra một cách chặt chẽ từ khâu chọn lựa cho tới khâu sử dụng các đối tượng này.

Về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp tổ trưởng bộ môn trực thuộc khoa, hiện nay trong nhà trường chưa có các tổ bộ môn trực thuộc khoa, trong năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo, nhà trường cần chú trọng thực hiện tốt việc thành lập các tổ bộ môn trực thuộc khoa. Đội ngũ cán bộ để bổ sung vào vị trí tổ trưởng bộ môn được lựa chọn theo cơ chế linh hoạt. Để có thông tin đúng, các khoa, trung tâm cần đề xuất những người có năng lực cung cấp cho nhà trường, để nhà trường cân nhắc, quyết định bổ nhiệm vào vị trí tổ trưởng bộ môn.

Việc chuẩn hoá đội ngũ phải theo quy đinh số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành quy chế làm việc của giảng viên” và theo quyết định số 36/2000/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành Quy định về tiêu chuẩn giảng viên giỏi” thì tỷ lệ tuyển trong từng đơn vị giảng dạy giữa trình độ thạc sĩ với cử nhân là 1-1.

Kiên trì thực hiện mục tiêu: Giảng viên phải có trình độ năng lực, phẩm chất chính trị và bằng cấp tương ứng với chức danh được giao. Không bổ nhiệm mới cán bộ từ cấp tổ trưởng bộ môn trong khoa đến trưởng, phó khoa nếu là nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi.

Như vậy, việc bổ sung chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ được thực hiện cả khâu tuyển mới và khâu chọn lọc tự nhiên trong quá trình giảng dạy, công tác, nghiên cứu khoa học, học tập và nâng cao trình độ.

Lực lượng giảng viên được ký hợp đồng thử việc phải được chon lựa kỹ càng, những giảng viên tích cực nhiệt tình trong giảng dạy, có phương pháp giảng

dạy tốt được đồng nghiệp và sinh viên tín nhiệm được cho thi tuyển viên chức. Các đơn vị: giảng dạy, quản lý giảng dạy, quản lý cán bộ sẽ phối kết hợp với nhau để có ý kiến tham mưu với nhà trường trong việc tuyển chọn cán bộ, giảng viên đảm bảo công tâm, khách quan nhằm khuyến khích tài năng và sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của người giảng viên. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng giảng dạy với những giảng viên tinh thần phấn đấu rèn luyện không cao, năng lực giảng dạy yếu kém.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyển chọn cán bộ, giảng viên, đảm bảo chất lượng, kết hợp với việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thông qua bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm sẽ tạo ra động lực khuyến khích cán bộ, giảng viên, vươn lên khắc phục khó khăn để giảng dạy tốt, công tác tốt và tích cực học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong cân đối cơ cấu đội ngũ cán bộ và nâng tỷ lệ cán bộ giảng dạy có bằng thạc sỹ, tiến sĩ đến năm 2017 là 70% trên tổng số cán bộ giảng dạy và quản lý giảng dạy, tạo tiền đề vững chắc trong việc nâng cấp trường thành trường Đại học vào năm 2017.

Việc cử đi đào tạo trên đại học, bồi dưỡng lý luận chính trị phải gắn liền với việc rà soát đội ngũ theo từng chức danh để chuẩn hoá đội ngũ.

Có chính sách hỗ trợ ngân sách đi đào tạo với giảng viên, cụ thể công tác trên 5 năm được hỗ trợ 10 triệu đồng/khoá đào tạo thạc sĩ, 50 triệu đồng/khoá đào tạo tiến sĩ, công tác dưới 5 năm hỗ trợ 5 triệu đồng/khoá đào tạo thạc sĩ, 25 triệu đồng/khoá đào tạo tiến sĩ.

Quan điểm của lãnh đạo nhà trường là coi việc thực hiện cơ chế đưa cán bộ, giảng viên đi đào tạo là điều kiện để xây dựng đội ngũ ở tầm kế hoạch chiến lược. Đồng thời để đảm bảo hiệu quả của công tác và công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhà trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Giáo dục trong việc sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ giảng dạy được cử đi học, nhưng cũng phải có cơ chế xử lỹ nghiêm minh đối với những cán bộ đi học xong không trở về trường công tác hoặc về công tác dưới 5 năm lại xin chuyển công tác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 90 - 94)