người lao động thông qua tiền lương
Sau khi nghiên cứu các học thuyết tạo động lực, trên phương diện tiền lương là yếu tố tác động đến động lực ta có thể rút ra một vài điều cơ bản sau:
Theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu sinh lý là nhu cầu thấp nhất, mang tính căn bản giúp con người có thể tồn tại. Maslow chia nhu cầu thành năm thứ bậc và chỉ khi thỏa mãn nhu cầu thấp nhất người lao động mới có nhu cầu cao hơn. Vì vậy, người lao động cần nhận được tiền lương tiền công để thỏa mãn những nhu cầu sống của bản thân và ni dưỡng thành viên trong gia đình. Tiền lương chính là động lực để người lao động thỏa mãn nhu cầu cơ bản này. Theo Alderfer thì ơng chia thành 3 nhóm yếu tố là: Nhu cầu cá nhân; nhu cầu quan hệ; nhu cầu phát triển trong đó nhu cầu cá nhân có nhiều điểm giống Maslow đó là các địi hỏi về vật chất và các yêu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc,... Khác quan điểm với Maslow và Alderfer thì McClelland lại chia thành ba nhóm nhu cầu cơ bản là: Nhu cầu thành đạt; nhu cầu liên kết; nhu cầu quyền lực. Trong đó nhu cầu thành đạt xếp đầu tiên đó là sự vươn tới các thành tựu và giành được thắng lợi mới trong công việc. Trong cơng việc thì đạt một mức thu nhập cao hơn ln là động lực của người lao động, một phần đó thể hiện sự thành tựu trong cơng việc. Cịn theo Herzberg thì người lao động luôn muốn nhận mức lương tương xứng với công sức họ bỏ ra, họ xem việc thỏa mãn các yếu tố đó là tất nhiên, trái lại họ sẽ bất mãn với công việc dẫn tới kết quả lao động kém hiệu quả.
Khác với các học thuyết nội dung, các học thuyết q trình lại có cách nhìn nhận khác: B.F.Skinner cho rằng các công cụ thưởng, phạt sử dụng hợp lý để thúc đẩy hay hạn chế các hành vi của người lao động, trong đó tiền lương hay tiền thưởng đóng vai trị như một động lực để tác động điều chỉnh hành vi người lao động. Trong khi đó, Victor Vroom cho rằng mỗi người làm việc chăm chỉ sẽ mang lại kết quả và phần thưởng khác nhau, theo quan niệm này thì tiền lương muốn tạo động lực cho người lao động cần phải đánh giá một cách công bằng, chính xác mức độ đóng góp của người lao động trong công việc. Victor Vroom cũng chỉ ra rằng con người muốn được đối xử công bằng, người lao động mong muốn nhận được quyền lợi tương xứng với những đóng góp hay cơng sức mà họ bỏ ra. Nếu người lao động nhận thấy tiền lương họ nhận được không tương xứng với cơng sức họ bỏ ra thì ngay lập tức họ giảm nỗ lực làm việc và ngược lại. Chính vì vậy, tiền lương chi trả cơng bằng chính xác tạo động lực rất quan trọng trong quá trình làm việc của người lao động.
Để tạo động lực trong lao động doanh nghiệp cần phải tạo ra và duy trì sự cơng bằng. Trước hết là trong các tập thể lao động của tổ chức bằng cách: Bố trí cơng việc phù hợp với năng lực - sở trường của người lao động và tiến hành trả lương cho người lao động trên cơ sở của mức độ hồn thành cơng việc. Doanh nghiệp phải quan tâm tới mức thù lao hiện hành trên thị trường lao động và phải có những chính sách, biện pháp hỗ trợ giúp người lao động nhận thức được sự công bằng mà tổ chức tạo ra cho họ.