Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân thông qua tiền lương (Trang 37 - 39)

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và nhà nước đã chỉ ra những sai lầm trong đường lối quản lý kinh tế nói chung và trong cải tạo xã hội chủ nghĩa nói riêng. Do vậy, đã thừa nhận sự tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Chính do nhận thức được tình hình tất yếu khách quan của thành phần kinh tế tư nhân, mà Nhà nước đã ban hành hàng loạt các chủ trương chính sách, quy định về thành lập và hoạt động của DNTN. Hội nghị lần thứ II của TW Đảng (ngày 4/4/1987) đã cụ thể hố nghị quyết của đại hội VI về chính sách đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân, đề ra yêu cầu xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong chính sách kinh tế xã hội đối với các thành phần kinh tế này. Các chính sách đó đã được thể chế hố thành những văn bản pháp quy, gần đây nhất là Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DNTN được Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005 cụ thể hoá một số điều trong DNTN. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế cả nước, DNTN đang dần phát triển và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế, dần dần khẳng định vị trí và vai trị trong tồn bộ nền kinh tế. Ta có thể đánh giá sự phát triển chung của DNTN qua một vài con số và thành tựu phát triển sau:

Biểu đồ 2.1: Số doanh nghiệp tư nhân qua một số năm

Qua Biểu đồ 2.1 ta thấy số lượng DNTN phát triển mạnh trong thời gian gần đây, mỗi năm tăng sấp xỉ 3000 doanh nghiệp. Nếu lấy mốc là năm 2005(năm thông qua Luật doanh nghiệp) thì sang năm 2006 số DNTN tăng lên là 7,7%, từ năm 2007 đến 2008 có mức tăng mạnh gần gấp đơi là 14,9% so với năm 2006, cho đến năm 2009 số lượng doanh nghiệp tăng so với năm đầu thực hiện Luật doanh nghiệp 2005 là 38,1%. Qua số liệu phân tích cho thấy sự lớn mạnh và hứa hẹn còn gia tăng thêm nhiều về số lượng trong thời gian tới cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước. Không những tăng mạnh về số lượng mà cả chất lượng. Với sự đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh, tài sản cố định…. ngày càng tăng cao và đóng góp một phần nhất định vào tổng thu nhập quốc dân.

Từ sự phân tích trên ta thấy rằng trong các năm qua thì DNTN nổi bật nhất là sự tăng trưởng ngoạn mục về số lượng. Cho dù nguồn số liệu từ các cơ quan như Cục phát triển doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê (đều thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) đưa ra là khác nhau, nhưng

tất cả đều cho thấy sự tăng trưởng đột biến về số lượng các loại hình doanh nghiệp nói chung kể từ khi bắt đầu thực hiện Luật DNTN.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư với 83 ngàn doanh nghiệp đăng kí mới trong năm 2009, con số doanh nghiệp đã đăng kí cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 ước đạt 460 ngàn doanh nghiệp. Từ số lượng 31.000 doanh nghiệp trong năm 2000 con số này đã tăng lên 15 lần vẻn vẹn trong 9 năm. Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia tốc độ tăng trưởng này thể hiện sức sống mãnh liệt của tinh thần kinh doanh của người dân Việt nam cũng như tác động lớn của những cải cách về môi trường trong kinh doanh đã được thực hiện, đặc biệt qua Luật Doanh nghiệp (1999,2005) [42].

Với đà tăng trưởng như hiện nay thì chúng ta có quyền hy vọng vào sự phát triển hơn nữa của loại hình doanh nghiệp này trong những năm tiếp theo

mặc dù thời gian gần đây có hơi chững lại do kinh tế tồn cầu có nhiều khó khăn, nền kinh tế trong nước thiếu ổn định, giá cả leo thang nhưng DNTN vẫn có được sự phát triển cho riêng mình.

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân thông qua tiền lương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w