Xây dựng hệ thống trợ giúp pháp lý cho người lao động, sửa đổi bổ sung luật về đình cơng bảo đảm quyền lợi người lao động

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân thông qua tiền lương (Trang 69 - 70)

đổi bổ sung luật về đình cơng bảo đảm quyền lợi người lao động

Tiếp cận văn bản luật pháp đã khó, hiểu được luật pháp càng là việc khó hơn và người lao động thường ít am hiểu pháp luật. Theo Cục trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), đến nay, nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế khác chủ yếu là do các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các cộng tác viên đáp ứng. Tại 63 tỉnh, thành phố đều đã có các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Đã có hơn 120 chi nhánh của các trung tâm được thành lập ở cấp huyện. Tuy nhiên, đối tượng mà các trung tâm trợ giúp pháp lý hướng tới chủ yếu là các đối tượng chính sách. Hơn nữa, theo đánh giá chung, vai trò của các tổ chức xã hội trong việc trợ giúp pháp lý hiện vẫn còn khá mờ nhạt, chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy Nhà nước cần nghiên cứu cải cách hỗ trợ pháp lý mạnh và trực tiếp hơn nữa đối với đảm bảo quyền lợi người lao động. Song song với hệ thống pháp lý bảo vệ quyền lợi người lao động thì vấn đề sửa đổi bổ sung về đình cơng đối với người lao động. Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2006, một cuộc đình cơng được xác định là hợp pháp phải bảo đảm đầy đủ nhiều yếu tố như sau:

Cuộc đình cơng phải xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động tập thể đó đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng tập thể người lao động không đồng ý với phương án mà các cơ quan có thẩm quyền đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hoặc trong thời gian quy

định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không tiến hành giải quyết tranh chấp.

Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc đại diện người lao động phải tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của người lao động hoặc của thành viên Ban chấp hành công đồn cơ sở, Tổ trưởng tổ cơng đồn,.... Sau đó, Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình cơng bằng văn bản và lập bản yêu cầu khi có ý kiến đồng ý của người lao động. Đình cơng phải do Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc Ban chấp hành cơng đồn lâm thời tổ chức và lãnh đạo nếu khơng có phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thơng báo với cơng đồn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương.

Doanh nghiệp nơi người lao động đình cơng khơng thuộc danh mục doanh nghiệp khơng được đình cơng theo quy định của Chính phủ. Cuộc đình cơng phải do người lao động trong cùng một doanh nghiệp hoặc cùng một bộ phận doanh nghiệp tiến hành.

Với những quy định nêu trên thì đình cơng để bảo vệ quyền lợi của chính người lao động có thể coi là hình thức và cịn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người lao động. Nhà nước cần mạnh dạn sửa đổi, bổ sung để đình cơng là cơng cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi người lao động một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân thông qua tiền lương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w