1.2.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao thu nhập cho người lao động ởdoanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp tư nhân
Khu vực kinh tế tư nhân nói chung và các DNTN nói riêng ở nước ta mới được thừa nhận và đang trong quá trình phát triển, vì thế vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Tiền lương của người lao động đại đa số vẫn còn rất thấp trong khi lượng lao động bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với lao động trong DNNN, doanh nghiệp tập thể (DNTT). Lao động trong các DNTN thường phải làm việc với số giờ lao động rất cao trong một ngày, số ngày làm việc gần như cả tháng đặc biệt là đối với những lao động giản đơn, trình độ thấp. Khơng những vậy, nhiều DNTN không thực hiện chế độ đóng BHXH,BHYT cho người lao động. Cá biệt một vài doanh nghiệp trả lương ở mức cao nhưng số lượng này là rất ít, người lao động ln bị yếu thế hơn so với các DNNN, tiền lương chưa tương xứng với sức lao động đã bỏ ra.
Trong những năm gần đây, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyên mơn hố, hợp tác hố diễn ra rộng khắp được áp dụng vào sản xuất do nhu cầu địi hỏi sự đa dạng hố sản phẩm hàng hố của người tiêu dùng... Từ đó, địi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng phải được nâng cao tương xứng với trình độ của máy móc, thiết bị. Việc nâng cao thu nhập cho người lao động là một tất yếu và cần thiết. Lúc đó sẽ tái sản xuất sức lao động cả về chất lượng, phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội.
Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải thấy rằng: Thu nhập là một khoản ứng trước cho hiệu quả, cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Tiền lương - thu nhập là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động theo thoả thuận. Vì thế, nó là cơng cụ quản lý mà người sử dụng lao động có thể sử dụng nó để điều khiển người lao động trong một giới hạn nhất định một cách có hiệu quả. Mục đích của việc điều khiển ở đây là kích thích khai thác tối đa khả năng lao động của người lao động. Việc nâng cao thu nhập cho người lao động sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, hăng hái sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất sẽ đạt được, đưa doanh nghiệp phát triển.
Trong phạm vi một nền kinh tế quốc dân muốn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng thì đời sống của nhân dân phải được nâng cao, khi mà đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao thì các nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân đối với công việc chung, việc thực hiện các kế hoạch, chính sách của nhà nước mới thu được kết quả tốt. Nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động thực hiện “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cũng là mục tiêu cuối cùng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và người lao động trong các DNTN nói riêng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, đưa nước nhà phát triển.
Đối với người lao động trong các DNTN thì tiền lương là nguồn thu nhập chính, vì vậy tiền lương dường như là tất cả với cuộc sống và động lực của người lao động. Trong các DNTN thì thu nhập phụ thuộc phần lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh. Không giống với DNTN, trong DNNN, DNTT người lao động có thu nhập ổn định hơn, động lực cho người lao động ở các loại hình doanh nghiệp này khơng chỉ có tiền lương mà cịn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như môi trường làm việc, cơ hội và các chế độ đãi ngộ khác,.... Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi thì tiền lương cao hơn mặt bằng chung, do vậy tiền lương trong khu vực này chỉ đóng một phần trong việc tạo động lực cho người lao động, yếu tố rất quan trọng tác động đến động lực trong khu vực này là tiền thưởng, chế độ chăm sóc sau giờ làm, bảo hiểm lao động...
Chương 2