Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng, Việt Nam có một nền văn hóa khá ơn hịa. Chúng ta khơng quá khắt khe về tôn giáo như người Trung Đơng, khơng có kỷ luật để khép mình vào tập thể như người Nhật Bản, khơng quá lệ thuộc vào gia đình, dịng họ như người Italia, khơng tự hào về chủng tộc như người Trung Quốc,… Tính chất này giúp con người Việt Nam có tính khoan dung, mềm dẻo, dễ hồ đồng, nhưng cũng làm chúng ta dễ chao đảo, khơng
có điểm tựa vững chắc về tinh thần. Phần lớn doanh nhân Việt Nam kinh doanh khơng bắt nguồn từ truyền thống gia đình, lại xuất thân từ những gia đình nghèo, khơng được đào tạo cơ bản, nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu học hỏi các mặt tích cực; kinh nghiệm của các nước phát triển có một nền văn hóa gần với chúng ta.
Chúng ta tìm hiểu doanh nghiệp Nhật Bản thành cơng nhờ bí quyết gì: Khi nói đến các doanh nghiệp của Nhật Bản thì điều cốt lõi đầu tiên là triết lí kinh doanh. Hiếm doanh nghiệp Nhật Bản nào lại khơng có triết lý kinh doanh cho riêng mình. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kỳ phát triển rất dài. Nói về động lực và người lao động thì người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái tâm có thể cịn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng khơng kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người ln suy nghĩ cải tiến cơng việc của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi mọi người khơng có động lực và khơng tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp.
Khơng như người Nhật người Trung Quốc lại có cách nghĩ và cách làm riêng của họ. Người Trung Quốc mang một tính rất đặc trưng đó là tính cộng đồng của họ rất cao. Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các bang hội không phải là nơi tụ hội mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người
trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn.. Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa cịn tích cực hơn với "hậu tín dụng", đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày,.... Thứ nữa, lý giải việc kinh doanh thành cơng của người Trung Quốc là vì họ rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ ln đặt chữ tín lên hàng đầu. Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ ln nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này. Có thể tóm gọn những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh người Hoa đó là “Nền tảng gia đình và chữ tín là báu vật; đề cao vai trị của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống; chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bè bạn; đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư; kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện tại.
Không chỉ Nhật Bản, Trung Quốc mà chúng ta cũng có thể học ở chiến lược phát triển hướng ngoại, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn lao động đặc biệt của Singapore; hay phát triển dựa vào nội lực, sự chịu khó cần cù của người Ấn Độ. Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ có thể khơng phân tích được hết các khía cạnh cũng như bài học kinh nghiệm của các nước. Tuy nhiên, điều căn bản ở đây cần rút ra đó là các doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ bản thân bằng việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, các nước phát triển để rút ra cái phù hợp với mình. Cần thay đổi điều gì mà vẫn phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam, phát huy hết điểm mạnh cũng như khắc phục yếu điểm của người lao động Việt Nam.