nghiệp tư nhân
Phần trên ta đã phân tích thực trạng tiền lương và tổng quan kết quả hoạt động của DNTN hiện nay. Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận tạo động lực và vai trò tiền lương với việc tạo động lực cho người lao động. Tiền lương chỉ tạo động lực khi tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu và trước hết là trả lương ngang nhau cho lao động như nhau. Đây là một ngun tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được tính cơng bằng và bình đẳng trong lương, có tác dụng khuyến khích rất lớn đối với người lao động. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương. Để có sự so sánh ta xem xét tương quan thu nhập bình quân và doanh thu bình quân 1 lao động tạo ra ở các loại hình doanh nghiệp (bảng 2.8).
Qua Bảng 2.8 ta thấy DNTN có tỷ lệ doanh thu bình qn 1 lao động/ thu nhập bình quân 1 lao động là lớn nhất, năm 2007 tỷ lệ này là 363 lần. Nếu so với DNNN là 197; DNTT là 123; công ty trách nhiệm hữu hạn là 236; đầu tư nước ngồi là 187 thì tỷ lệ này của DNTN là lớn hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy sự khơng cơng bằng trong tiền lương của DNTN, mặc dù bình quân 1 lao động tạo ra doanh thu cao nhưng mức thu nhập của người lao động lại thấp hơn. Điều này cho ta thấy có sự trả lương khơng ngang nhau của các doanh nghiệp, hay nói đúng hơn là DNTN trả lương cho người thu nhập thấp hơn so với mức độ đóng góp của họ. Người lao động nhìn sang các doanh nghiệp khác sẽ nhận thấy họ không được trả một mức lương xứng với hiệu quả lao động, như vậy sẽ khơng kích thích được động lực cho người lao động trong các DNTN nhưng các lao động vẫn phải làm để thỏa mãn những nhu
cầu tối thiểu của họ. Năm 2008, 2009 chỉ số này lần lượt là 393 và 268. Tuy vẫn ở mức cao so với các loại hình doanh nghiệp khác nhưng sự khả quan đó là tỷ lệ này đã khơng cịn q chênh lệch. Như vậy, chủ DNTN đã có sự chú ý hơn đến mức trả lương cho lao động của mình.
DNNN DNTT DNTN CTHD TNHH CTCP cóvốn nhà nước CTCP khơng vốn nhà nước ĐTNN 2007 TNBQ 1người/1tháng 3239 1300 1399 2966 1781 2518 2253 2395 DTBQ 1người/1tháng 640000 161000 508000 196000 421000 478000 415000 450000 Tỷ lệ DTBQ/TNBQ 197 123 363 66 236 189 184 187 %so với DNTN 54% 34% 100% 18% 65% 52% 51% 52% 2008 TNBQ 1người/1tháng 4136 1101 1735 5359 2228 3049 2561 3005 DTBQ 1người/1tháng 943000 149000 682000 489000 643000 673000 691000 543000 Tỷ lệ DTBQ/TNBQ 227 149000 393 91 288 220 269 180 %so với DNTN 58% 34% 100% 23% 73% 56% 68% 46% 2009 TNBQ 1người/1tháng 4278 1402 2108 5868 2699 3600 3095 3380 DTBQ 1người/1tháng 865000 168000 565000 309000 634000 764000 713000 575000 Tỷ lệ DTBQ/TNBQ 202 119 268 52 234 212 230 170 %so với DNTN 75% 44% 100% 19% 87% 79% 86% 63%
Bảng 2.8: Thu nhập bình quân và doanh thu bình quân (DTBQ) một
lao động tạo ra ở các loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010.
Sau đó tiền lương muốn tạo được động lực cho người lao động thì năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc này cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao đời sống của người lao động và phát triển kinh tế. Tiền lương là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng cơng cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động. Do đó, tiền lương là một nhân tố
mạnh mẽ để tăng năng suất lao động hay nói cách khác. Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng năng suất lao động (bảng 2.9).
Bảng 2.9: Mối quan hệ tiền lương và doanh thu bình quân của
doanh nghiệp tư nhân Thu nhập bình quân 1
người/1 tháng (1000đồng)
Doanh thu bình quân 1 lao động (1000đồng)
Năm 2007 1399 508000
Năm 2008 1735 682000
Năm 2009 2108 565000
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010.
Qua Bảng 2.9 ta thấy năm 2007 khi thu nhập bình quân của người lao động là 1,399 triệu đồng/1 tháng tương ứng với doanh thu bình quân 1 lao động khi đó là 508 triệu đồng, năm 2008 thu nhập bình quân là 1,735 triệu đồng/ trên tháng (tăng 24%) thì tương ứng doanh thu bình quân 1 lao động tăng 34,2% cho thấy một phần tác động của thu nhập bình quân dẫn đến tăng lên về doanh thu bình quân. Với mức tăng như vậy tức là năng suất lao động tăng, ở đây các DNTN đã giải quyết được phần nào bài toán tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương. Năm 2009 khi thu nhập bình quân tiếp tục tăng 21,4% thì doanh thu bình quân 1 lao động lại giảm 17,2%. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên ta không thể thấy rõ được sự tác động của thu nhập bình quân lên doanh thu và ngược lại, tuy nhiên điều này có thể lý giải được là năm 2008 bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế trên tồn cầu nói chung và Việt Nam cũng khơng tránh khỏi khó khăn. Bên cạnh đó, doanh thu bình qn cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật, phương tiện máy móc, trình độ lao động… Mức thu nhập tăng lên đồng thời cũng có tác dụng thu hút nguồn nhân lực làm việc cho DNTN. Năm 2007 số lượng lao động là 513,4 nghìn người, đến năm 2008 là 565,9 nghìn người
(tăng 10,2%) và đến cuối năm 2009 tăng lên 571,6 nghìn người (tăng 10%) cho dù tình hình kinh tế lúc này gặp nhiều khó khăn.
Một nguyên tắc nữa là đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc này thực hiện nhằm đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động: trình độ lành nghề bình quân của người lao động giữa các nghành khác nhau cũng khác nhau nên phải phân biệt trong trả lương, điều kiện lao động khác nhau trả lương khác nhau,…Có như vậy mới khuyến khích người lao động tích cực làm việc, học tập nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc.
Hơn nữa, như đã nghiên cứu ở trên ta thấy đa số các DNTN có quy đầu tư vốn nhỏ mà cụ thể là quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 79%; từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng là 12%, số có quy mơ lớn hơn là rất ít (bảng 2.2). Quy mô lao động đa phần dưới 200 lao động và chiếm tới 99,7%, trên 200 lao động chỉ là 0,3% (bảng 2.4). Do đặc điểm quy mô đầu tư vốn như vậy và trong các lĩnh vực khơng cần đỏi hỏi nhiều về trình độ cũng như đầu tư vào cơng nghệ, đầu tư vào kỹ thuật cịn hạn chế do yêu cầu phải thu hồi vốn nhanh dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Tâm lý chủ đầu tư các DNTN thường là lấy ngắn ni dài, khơng có chiến lược lâu dài trong sản xuất kinh doanh cũng như việc tận dụng lao động có sẵn. Các chủ doanh nghiệp chưa chú ý đến cơng tác tạo động lực cho người lao động mà đa phần là tận dụng các lao động có trình độ thấp và thiếu sự hiểu biết về quyền lợi bản thân. Do đó, dẫn đến kết quả kinh doanh khơng thuận lợi hoặc nếu có thì cũng hạn chế trong việc tái đầu tư và chưa chú trọng đến vấn đề tiền lương cho nhân cơng. Thứ nữa, đó là tình trạng thất nghiệp cịn nhiều trong khi sự lựa chọn cho công việc của lao động phổ thơng khơng được phong phú dẫn đến tình trạng ép giá về tiền lương.
Một yếu tố nữa liên quan rất chặt chẽ với tiền lương đó là cơng tác đóng BHXH,BHYT và có tác động khơng nhỏ đến tâm lý người lao động, không
chỉ với lao động trong DNTN mà đó là nhu cầu và quyền lợi thiết yếu của tồn bộ người lao động. Như đã phân tích ở Bảng 2.7 ta thấy số DNTN có đóng BHXH,BHYT chỉ là 35,8%, có sự chênh lệch rất lớn so với 98,3% của DNNN; 89,4% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, và 66,7% của cơng ty trách nhiệm hữu hạn vẫn là một tỷ lệ rất thấp. Qua số liệu trên ta thấy các DNTN chưa thực sự quan tâm đến người lao động điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý an tâm, sự tận tụy trong công việc. Điều này là do đa số chủ doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi phí nhưng gián tiếp suy giảm động lực của người lao động, về lâu dài ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, đối với đa số người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chính ni sống bản thân và gia đình họ. Vì vậy, tiền lương có vai trị cực kỳ quan trọng đối với động lực của người lao động hay nói một cách khác giữa tiền lương và động lực người lao động có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại. Người lao động nhận được mức lương thỏa đáng với cơng sức lao động thì động lực lao động của họ tăng lên dẫn đến năng suất, hiệu quả công việc được nâng cao góp phần thúc đẩy doanh thu, dẫn đến mức thu nhập của người lao động được cải thiện và ngược lại. Tiền lương có vai trị rất lớn với việc tạo động lực cho người lao động nhưng không phải cứ trả một mức lương cao là động lực cao. Như đã phân tích ở Chương 1 thì động lực của người lao động được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Do vậy để tiền lương phát huy hết vai trò tạo động lực cho người lao động cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như văn hóa, mơi trường làm việc, chế độ thưởng - phạt, chương trình phúc lợi,…… Tuy nhiên, cân bằng hài hịa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động ln là một bài tốn khó mà chủ đầu tư phải tính tốn sao cho có hiệu quả nhất.