GIẢI PHÁP TỪ BẢN THÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân thông qua tiền lương (Trang 81 - 88)

Người lao động trong các DNTN đa phần là lao động giản đơn, trình độ hạn chế, phần lớn thu nhập bấp bênh và thiếu ổn định. Vì vậy, bản thân người lao động phải tự nâng cao trình độ kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề để có mức thu nhập như mong muốn. Hơn nữa, đa phần người lao

động trong loại hình này ít am hiểu pháp luật và quyền lợi bản thân, do vậy họ thường khơng rõ ràng về quyền lợi mình được hưởng, dễ dàng chấp nhận mức lương mà chủ doanh nghiệp đề ra.

Như chúng ta đã biết thì trình độ tay nghề của người lao động gắn chặt với kết quả sản xuất của doanh nghiệp do đó việc bản thân người lao động tự học hỏi là rất quan trọng. Bản thân chủ doanh nghiệp cũng phải hiểu được điều này. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là DNTN, chủ doanh nghiệp trả công cho người lao động dựa trên giá cả của sức lao động. Tiền lương nhận được trong, sau khi ký kết hợp đồng lao động phụ thuộc lớn vào trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động ngoài việc phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động. Đây là yêu cầu bắt buộc và tối quan trọng trong thời đại hiện nay, bên cạnh đầu tư cải tiến kỹ thuật, máy móc thì nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho cơng nhân là yêu cầu bắt buộc để có thể sử dụng máy móc, để nâng cao năng suất lao động. Nâng cao phải mang tính đồng bộ, trong học thuyết giá trị thăng dư của Cac Max thì cùng với trình độ phát triển của cơng cụ máy móc thì khi đó trình độ kỹ thuật của cơng nhân quyết định tới năng suất lao động, hiệu quả của doanh nghiệp.

Bên cạnh nâng cao trình độ thì người lao động cần nắm được luật pháp, nắm được chế độ để tự biết bảo về quyền lợi của mình. Đa phần người lao động trong các DNTN thiếu sự hiểu biết về pháp luật dẫn đến thua thiệt khi ký kết hợp đồng lao động, chịu phần thiệt thòi nếu xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tổ chức cơng đồn là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động, việc thành lập tổ chức cơng đồn khơng chỉ dựa vào doanh nghiệp mà bản thân người lao động phải ý thức và nỗ lực trong việc thành lập hệ thống tổ chức này. Có như vậy tổ chức cơng đồn mới hoạt động tốt và thực sự là đại diện cho người lao động. Hơn nữa, người lao động phải biết sử dụng các hình thức đấu tranh vì quyền lợi của bản thân, kể cả đình cơng khi cần.

Hiện nay các DNTN đa phần là tự phát, thiếu sự quản lý và định hướng có trọng điểm của Nhà nước một phần vì là chỉ cần là người có vốn thì có thể đầu tư sản xuất kinh doanh, do vậy chủ doanh nghiệp thường thiếu kinh nghiệm quản lý sản xuất, quản lý nhân công và hiệu quả cơng việc. Đầu tư về trình độ kỹ thuật cơng nghệ, cải thiện kỹ thuật nhân công, nâng cao năng suất lao động thì chủ doanh nghiệp cũng cần phải tự học hỏi nâng cao trình độ quản lý của mình, hiểu biết về pháp luật, học hỏi về kiến thức kinh doanh. Cho dù có vốn lớn, có cơng nghệ cao nhưng nếu chủ doanh nghiệp khơng có khả năng quản lý, phát huy hiệu quả cơng việc thì tất yếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc lãi ít, dẫn đến trả lương nhân công thấp.

KẾT LUẬN

Tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương trong các DNTN là một địi hỏi tất yếu bởi nó tác động trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của cả nước. Động lực của người lao động quyết định rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp. Động lực được tạo ra từ sự tác động bởi nhiều nhân tố thuộc chính bản thân người lao động như mục tiêu cá nhân, nhu cầu, khả năng, đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố môi trường nơi người lao động thực hiện công việc như bản chất công việc đảm nhận, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, điều kiện lao động, chính sách nhân sự, luật pháp, văn hóa dân tộc, v.v. Để tạo động lực cho người lao động cần vận dụng một hệ thống các chính sách, các biện pháp, cách thức quản lý tác động nhằm làm cho họ có động lực trong cơng việc, thúc đẩy họ hài lịng hơn với cơng việc và mong muốn được đóng góp cho doanh nghiệp. Trong đó, mơ hình thơng qua yếu tố tiền lương, tiền thu nhập trong tạo động lực được lựa chọn để nghiên cứu việc tạo động lực cho người lao động trong DNTN bởi nó thể hiện sự gắn kết tốt nhất các giải pháp.

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế của cả nước tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì kinh tế tư nhân lại càng cần củng cố địa vị trong nền kinh tế quốc dân. Các DNTN cần phải luôn nỗ lực vươn lên để khẳng định vai trò quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế quốc dân thể hiện sự tiên phong trong ứng dụng khoa học cơng nghệ và kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều này nhất định cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân lực, tạo động lực thông qua tiền lương chỉ là một phần trong đó, bởi suy cho cùng hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Qua q trình thu thập thơng tin, tìm hiểu và phân tích về thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương trong DNTN, đánh giá về các khía cạnh nhu cầu và mức độ thỏa mãn của người lao động với tiền lương, tác giả rút ra kết luận là các DNTN hiện nay chưa chú trọng, quan tâm tới việc tạo động lực cho người lao động. Người lao động trong các DNTN đa phần là lao động phổ thông, mong muốn một công việc ổn định và một mức lương vừa phải, động lực để người lao động làm việc chưa cao một phần do mức lương thấp, chế độ đãi ngộ và các chính sách về lương thưởng, nghỉ lễ,… không thực sự được các chủ đầu tư quan tâm.

Đánh giá nguyên nhân hạn chế động lực của người lao động trong các DNTN hiện nay, luận văn đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản như: Mục tiêu của chủ doanh nghiệp thường là chú trọng đến tối đa hóa lợi nhuân; Các DNTN hiện nay đa phần có số vốn đầu tư quy mô nhỏ và vừa; chưa vận dụng tốt hệ thống thang bảng lương của Nhà nước hiện hành; loại hình DNTN đang trong giai đoạn đầu hình thành nên cịn gặp nhiều khó khăn cả khác quan lẫn chủ quan, thiếu thực tế kinh nghiệm quản lý; hệ thống pháp luật tiền lương cịn nhiều hạn chế, thiếu sót; Nhà nước chưa có biện pháp quản lý kiểm tra, quản lý chồng chéo; tổ chức cơng đồn chưa được thành lập và hoạt động ở hầu hết các DNTN; định mức lao động trong các DNTN quá cao…; việc

tuyển dụng và bố trí chưa phù hợp với trình độ người lao động, cùng với đó là nhiều yếu tố khách quan như trình độ người quản lý lãnh đạo, tâm lý tập quán kinh doanh, trả lương khơng mang tính cạnh tranh và cơng bằng,...Dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh kém nên cơng tác tạo động lực cho người lao động nói chung chưa cao và đặc biệt là bản thân cả doanh nghiệp lẫn người lao động chưa đánh giá đúng vai trị, tác động của cơng tác tạo động lực của người lao động trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực của người lao động qua tiền lương trong DNTN, luận văn đã đề xuất một số quan điểm nhằm tạo động lực cho người lao động. Tạo động lực cho lao động trong các DNTN là việc làm cần thiết khách quan, phải được quan tâm thường xun liên tục. Trong đó địi hỏi sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương, nhưng quan trọng nhất là nội tại doanh nghiệp, trong mọi hoạt động quản trị kinh doanh của chính doanh nghiệp cùng với bản thân người lao động. Nhà nước cần tạo mơi trường pháp lý bình đẳng, các doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động kinh doanh để tạo động lực. Tuy nhiên, chính bản thân người lao động cũng cần phải tích cực hợp tác nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của chính họ.

Các giải pháp từ phía Nhà nước là duy trì cơ sở pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong kinh doanh, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi cá nhân trong thiết lập quan hệ lao động. Tiếp tục chỉ đạo cải tổ DNTN theo hướng hiện đại và hiệu quả, quan tâm hơn nữa đến khu vực kinh tế quan trọng này, định hướng đầu tư có trọng điểm; xây dựng và thực hiện chính sách một cách đồng bộ giữa các ngành, các cấp quản lý Nhà nước; xây dựng hệ thống về mức tiền lương, tiền công cơ bản tối thiểu theo ngành vùng; tạo ra những tác động bắt buộc doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho người lao động; xây dựng hệ thống trợ giúp pháp lý cho người lao động, sửa đổi bổ sung luật về đình cơng...

Từ bản thân chủ doanh nghiệp ln phấn đấu tự học tập để nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, vi tính để tăng khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường; phát triển các kỹ năng quản lý cơ bản như giải quyết vấn đề nhanh nhưng hiệu quả, giải tỏa căng thẳng để tinh thần luôn thoải mái, chủ động lập mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và các giải pháp từ phía DNTN chủ yếu tập trung vào: xây dựng các thang bảng lương và tổ chức tiền lương phù hợp; chi trả tiền lương công bằng, cạnh tranh; có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; thưởng phạt hợp lý và loại bỏ các hành vi sai trái; lựa chọn các phúc lợi hỗ trợ người lao động; thực hiện các chương trình thi đua, tạo động lực lao động; học hỏi kinh nghiệm của các nước.

Cuối cùng người lao động chính là trung tâm trong bài tốn tạo động lực do vậy khơng thể thiếu được đó là sự nỗ lực, học hỏi nâng cao trình độ khơng chỉ chuyên môn mà cả luật pháp để người lao động tự bảo vệ, đấu tranh vì quyền lợi của mình.

KIẾN NGHỊ

Tạo động lực cho người lao động trong các DNTN hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết và thường xuyên phải được quan tâm để xây dựng, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân sự lao động thực sự có tâm huyết với cơng việc, trung thành và làm việc vì mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu có phạm vi lớn và sâu về tạo động lực của lao động thơng qua tiền lương trong DNTN nói riêng và trong các loại hình doanh nghiệp khác cịn hạn chế. Các chính sách và biện pháp tạo động lực cho người lao động bằng tiền lương nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNTN đã có những chuyển biến nhất định nhưng hiệu quả chưa cao. Để tăng động lực làm việc của đội ngũ lao động nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNTN thì cần có

sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn cả về lý luận, chính sách và các giải pháp cụ thể ở quy mơ lớn hơn và tồn diện hơn.

Luận văn đã phần nào đem lại những đóng góp nhất định trong nghiên cứu, nhưng cịn tồn tại một vài hạn chế nhất định. Nguyên nhân là do hạn hẹp về thời gian, thiếu kinh nghiệm nên kết quả chỉ phản ánh ở mức khái quát mà chưa đi sâu được về mọi khía cạnh tạo động lực cho lao động qua tiền lương trong các DNTN. Độ tin cậy của nghiên cứu sẽ tăng nếu có điều kiện mở rộng mẫu điều tra; thông tin thống kê đầy đủ và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân thông qua tiền lương (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w