triển của đất nước
Ở nước ta, trong vòng 30 năm ở miền Bắc và 10 năm ở miền Nam kinh tế tư nhân không được chấp nhận tồn tại, là đối tượng phải cải tạo, xoá bỏ. Từ sau đại hội VI của Đảng (1986) khu vực kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói riêng được thừa nhận tồn tại lâu dài. Đến nay đã đóng góp vai trị to lớn trong sự phát triển của đất nước. Gồm có vai trị chủ yếu sau:
- Góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người lao động:
Sau năm 1986, sự dôi dư lao động với quy mô lớn ở khu vực kinh tế tư nhân khi tiến hành sắp xếp lại sản xuất, cùng với sự hạn chế của ngân sách ngày một gia tăng ở các doanh nghiệp được bao cấp trước đây, việc trở về của hàng trăm ngàn lao động từ nước ngoài, và sự tăng trưởng hàng triệu lao động hàng năm... đã làm cho sức ép về việc làm trở nên cấp bách. Trước tình hình đó, việc phát triển các DNTN đóng vai trị cực kỳ quan trọng, để trong một thời gian ngắn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Tính từ năm 2005 DNTN có số lao động là 481,4 nghìn người, năm 2006 là 499,2 nghìn lao động (tăng 3,7%); năm 2007 là 513,4 nghìn lao động (tăng
2,8%); năm 2008 là 565,9 nghìn lao động (tăng 10,2%) và đến cuối năm 2009
đã có sự phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp này đã thu hút 571596 lao động (tăng 1%) trên tổng số 47839 DNTN, và đóng góp 8799,5 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, chiếm 6,4% lực lượng lao động xã hội (biểu đồ 2.2).
- Tạo ra thu nhập, bảo đảm đời sống cho người lao động:
Chính từ việc giải quyết việc làm cho người lao động trong xã hội mà khu vực kinh tế tư nhân nói chung và các DNTN nói riêng đã tạo việc làm,
tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kết quả điều tra cuối năm 2009 cho thấy: Thu nhập bình quân của người lao động tại khu vực DNTN là 2,1 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung con số này là khá thấp so với doanh nghiệp khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi với lần lượt thu nhập bình qn của người lao động là 4,3 triệu đồng/người/tháng (gấp đơi so với thu nhập bình qn của DNTN) và 3,4 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này phản sự chênh lệch rất lớn giữa các khu vực kinh tế và có thể thấy rõ sự phân hóa về mức thu nhập đối với lao động có trình độ chuyên môn thấp (DNTN) và lao động có trình độ cao hơn (DNNN; Đầu tư nước ngồi) (bảng 2.4).
- Khơng những tạo ra thu nhập, bảo đảm đời sống cho người lao động thì DNTN cịn tận dụng rất tốt các nguồn lực xã hội:
Do đặc điểm của DNTN phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào thế mạnh của từng ngành, nghề thuộc địa phương, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Và với số vốn đầu tư ban đầu thường nhỏ, nên đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia hoạt động qua đó thu hút nguồn vốn trong dân cư vào sản xuất kinh doanh. Theo kết quả nghiên cứu gần đây thì năm 2007 tổng số vốn đầu tư của DNTN là 119816 tỷ đồng (bình quân 3,0 tỷ đồng/1 doanh nghiệp) đồng, năm 2008 là 163904 tỷ đồng (bình quân 3,5 tỷ đồng/1doanh nghiệp) đến năm 2009 là 224923 tỷ đồng (bình quân 4,7 tỷ đồng/1doanh nghiệp) (bảng 2.5, bảng 2.6). Như vậy hàng năm trung bình các DNTN thu hút hơn 50000 tỷ đồng đầu tư.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này thường nhằm mục tiêu sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, sử dụng nhiều lao động, ít vốn, với chi phí thấp nhất. Do vậy phần nhiều khơng địi hỏi lao động có trình độ cao, chỉ cần bồi dưỡng hoặc đào tạo ngắn hạn là có thể tham gia vào sản xuất trong doanh nghiệp. Với sự cơ động uyển chuyển như vậy thì
DNTN thu hút một lượng khơng nhỏ lao động nơng thơn, người thất nghiệp vào làm việc bên cạnh cịn góp phần thúc đẩy các chương trình xã hội hóa.
Khi sử dụng máy móc thiết bị, thường lựa chọn kỹ thuật phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động, kết hợp giữa thủ công và kỹ thuật mà đa số quần chúng lao động có thể nhanh chóng tiếp thu và làm chủ trong sản xuất. Do đó, thiết bị của doanh nghiệp thường là sản phẩm trong nước. Đây là đặc điểm vơ cùng quan trọng của loại hình kinh tế này, nền sản xuất của nước ta từ xưa đến nay ln trong tình trạng kém phát triển vì vậy rất cần những cú hích và sự chấp thuận của thị trường trong nước.
Cùng với đó, là việc sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà nguyên vật liệu sẵn có, dễ khai thác, sử dụng đã tạo việc làm trong khu vực, sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia:
Càng ngày các DNTN càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, điều này không chỉ được thể hiện qua thu hút số lượng lớn đầu tư, lao động, đầu tư kỹ thuật máy móc, trình độ cơng nghệ,… mà cụ thể hóa qua kết quả kinh doanh. Cái mà ta nhìn nhận sự đóng góp vơ cùng quan trọng đó là kết quả thu thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước ở loại hình này. Thống kê cho thấy năm 2007 với 40468 doanh nghiệp đóng góp thuế, các khoản nộp ngân sách cho nhà nước là 5572,6 tỷ đồng; năm 2008 với 46530 doanh nghiệp đã đóng góp 7940,2 tỷ đồng; đến cuối năm 2009 với 47839 doanh nghiệp đã nộp cho ngân sách nhà nước là 8799,5 tỷ đồng (bảng 2.6). Như vậy trung bình hàng năm khối kinh tế DNTN nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hơn 1600 tỷ đồng.
- Đóng vai trị quan trọng đối với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Quá trình phát triển của các DNTN cũng là q trình cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, đến một mức độ nào đó, nhất định sẽ dẫn đến đổi mới cơng
nghệ, làm cho quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước diễn ra không chỉ ở chiều sâu mà cả ở chiều rộng.
Sự phát triển của các doanh nghiệp này làm cho công nghiệp, dịch vụ phát triển theo dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tiến bộ, đặc biệt ở các vùng nông thôn.