Việc cung cấp các phúc lợi sẽ giúp đảm bảo đời sống, phục hồi sức khỏe cho người lao động mà cịn góp phần giảm gánh nặng của Nhà nước trong việc chăm lo cho người lao động. Việc tăng phúc lợi cũng đồng nghĩa với việc thỏa mãn nhu cầu an toàn của người quản lý. Để tăng thêm tính đa dạng của các chương trình phúc lợi nhằm hấp dẫn người tài và khuyến khích họ cống hiến tài năng cho doanh nghiệp thì các phúc lợi tự nguyện nên được quan tâm. Các phúc lợi này nên được cung cấp một cách linh hoạt dựa vào khả năng tài chính và mục tiêu kinh doanh của tổ chức trong từng thời kỳ. DNTN có thể lựa chọn các loại phúc lợi như trả cho những giờ không làm việc (nghỉ lễ, tết), chi cho các dịch vụ,... với mức chi cho từng loại phúc lợi và từng vị trí cần ấn định rõ và cơng khai trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lựa chọn cung cấp loại phúc lợi nào cần phải xem xét đến tính thịnh hành của chúng và phản ứng của người lao động bởi nỗ lực cung cấp coi như thất bại nếu khơng có được sự ủng hộ và tham gia tự nguyện của đa số cá nhân trong tổ chức. Muốn có sự thành cơng trong việc cung cấp các chương trình phúc lợi thì bộ phận nhân lực trong các doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu ý kiến của tất cả người lao động thơng qua bảng hỏi, hay phỏng vấn để cân đối với nguồn quỹ của doanh nghiệp nhằm giúp cho chủ doanh nghiệp xác định được một chương trình phúc lợi tối ưu nhất. Đồng thời, để thực sự mang tính thịnh hành thì cần có sự tìm hiểu thơng tin về các chương trình phúc lợi của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành trên cùng địa bàn hoạt động để đưa ra các chương trình phúc lợi cho doanh nghiệp hồn tồn có tính cạnh tranh nhưng với chi phí phù hợp với khả năng tài chính cho phép của doanh nghiệp.
Hơn nữa, khi xã hội càng phát triển, mức sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về tinh thần của người lao động càng đa dạng và phong phú.
Khuyến khích tinh thần cho nhân viên chính là các cách thức nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần ngày càng cao của họ.