doanh nghiệp tư nhân
Nhìn một cách tổng quát thì thực trạng hiện nay vốn đầu tư của các DNTN vẫn còn yếu kém, ở mức đầu tư nhỏ do phần lớn các doanh nghiệp hoạt động bằng vốn tự có, và đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này là cá nhân làm chủ. Do vậy, sẽ hạn chế khả năng mở rộng quy mô và áp dụng, đầu tư cao về kỹ thuật máy móc hiện đại, cơng nghệ tiên tiến.
Bảng 2.1: Số doanh nghiệp phân theo quy mô vốn tại thời điểm 31/12/2009
Dưới 0.5tỷ đồng Từ 0.5 đến 1tỷ đồng Từ 1 đến dưới 5tỷ đồng Từ 5 đến dưới 10tỷ đồng Từ 10 đến dưới 50tỷ đồng Từ 50 đến dưới 200tỷ đồng Từ 200 đến 500tỷ đồng Từ 500 tỷ đồng trở lên Số lượng 6095 8177 23599 5589 3990 338 41 10 % tương ứng 13% 17% 49% 12% 8% 1% 0% 0% (*)Cơ 32,1 32,6 21,9 12,7 9,8 3,7 1,7 0,6
cấu %
(*) cơ cấu tính trên tổng số loại hình kinh tế có cùng quy mơ
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010.
Qua Bảng 2.1 dễ dàng nhận ra rằng số doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 49%, tiếp đó là quy mơ từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 17%; dưới 0,5 tỷ đồng là 13%; từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng là 12%; trong khi tính chung số doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm hơn 9% cịn lại. Như vậy, ta có thể thấy rằng phần lớn các DNTN hiện nay có quy mơ đầu tư vốn vừa và nhỏ tập trung ở mức 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, cịn lại đa số có số vốn thấp hơn hoặc cao hơn chút ít trong khi các doanh nghiệp có quy mơ lớn từ 10 tỷ đồng trở lên thì rất ít. Nếu so sánh theo chiều dọc thì doanh nghiệp có quy mơ từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng chiếm 21,9% trên tổng số doanh nghiệp có cùng quy mô; tương ứng với quy mô dưới 0,5 tỷ đồng; từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng lần lượt là 32,1% và 32,6%. Các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn hơn tương ứng cũng có tỉ lệ cơ cấu là rất thấp. Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng DNTN đa số có quy mơ đầu tư vốn thấp, đồng thời cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong các loại hình kinh tế có cùng quy mơ cho thấy được DNTN chiếm một phần quan trọng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cũng trong cuộc khảo sát gần đây của Viện lao động khoa học về các vấn đề xã hội cho thấy: Tổng số vốn đầu tư của DNTN năm 2007 là 1198816 tỷ đồng (bình quân 3,0 tỷ đồng/1 doanh nghiệp) đồng, đến năm 2009 là 224923 tỷ đồng (bình quân 4,7 tỷ đồng/1doanh nghiệp).
Qua đó ta thấy quy mơ vốn đầu tư bình qn của một DNTN cũng như một lao động ngày càng tăng lên so với thời gian đầu thì nó rất lớn. Tuy nhiên, vẫn quá hạn hẹp nếu so với các doanh nghiệp khu vực Nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cùng thời kỳ, nguồn vốn bình quân/1 DNNN là 973,2 tỷ đồng tính đến cuối năm 2009. Khi bỏ vốn
vào tiến hành sản xuất kinh doanh do vốn tự có là chính, các DNTN quản lý và sử dụng vốn rất có hiệu quả, điều đó cho thấy hiệu quả và mặt tích cực trong sử dụng vốn của các DNTN cao hơn các DNNN. Tuy một đồng vốn tạo ra là lớn hơn một đồng vốn của DNNN nhưng do quy mô từ nhỏ nên quy mơ hiệu quả tạo ra cũng khơng lớn.
Vì nguồn vốn ít nên các chủ đầu tư DNTN thường tập trung vào những ngành nghề phát triển, thị trường cần là chính vì vậy các chủ DNTN chỉ tập trung vào những ngành nghề mà họ cho rằng đạt hiệu quả. Thực trạng này có mặt tích cực đồng thời cũng có mặt tiêu cực của nó là có quá nhiều sự đầu tư vào một chỗ, do có quá nhiều người tập trung đầu tư vào một khu vực, ngành nghề lại dẫn đến thị trường bão hòa và tất yếu nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiếu hiệu quả. Đồng thời hiện nay hiệu quả đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau rất lớn. Nếu nhà nước khơng có biện pháp định hướng hoặc khơng khuyến khích đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau thì người ta sẽ đổ xơ vào đầu tư cho thương nghiệp dịch vụ, những ngành nghề thu lại vốn nhanh, hiệu quả trước mắt mà không ai muốn đầu tư cho sản xuất.