nghiệp tư nhân
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả kinh doanh
của DNTN Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (tỷ đồng) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
bình quân 1 lao động (triệu đồng) Doanh thu thuần bình quân 1 lao động (triệu đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu
A 1 2 3 4 5
2007 13 3 75 508 2.14
2008 12 3.5 97 682 2.06
2009 12 4.7 111 565 2.72
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010.
Có thể dễ nhận thấy rằng các DNTN có sự đầu tư rất lớn về nguồn vốn đầu tư như đã phân tích ở trên. Qua chỉ số nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp có thể thấy từ năm 2007 đến năm 2008 là 16,6%, mức tăng này phản ánh mức độ đầu tư tăng vọt trong năm 2007-2008, giống như nhiều loại hình kinh tế khác cũng phát triển mạnh trong thời gian này. Cùng với sự tăng đột biến về mức đầu tư thì doanh thu bình quân 1 lao động cũng tăng theo từ 508 triệu đồng lên 682 triệu đồng (34,24%). Như vậy, với mức tăng đồng vốn đầu tư của DNTN là 16,6% thì hiệu quả doanh thu bình quân tăng thêm 34,2%
trong năm(với mức lao động bình quân hầu như khơng có sự biến đổi). Bước sang năm 2009 các chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư từ 3,5 tỷ đồng lên 4,7 tỷ đồng nhưng lúc này doanh thu bình quân lại giảm và chỉ nhỉnh hơn năm 2007 một ít. Điều này phản ánh được thực trạng nền kinh tế khó khăn trong cùng thời điểm, hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư khơng cao, cũng có thể nói một phần ngun nhân đó là năng suất lao động bình qn bên cạnh những lí do khác như trình độ quản lý, kỹ thuật cơng nghệ,… Hơn nữa, thì tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu là cao nhất trong các năm gần đây đủ để thấy rằng các DNTN trong thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn.Tương tự như ta đã phân tích ở trên nếu nhìn vào các chỉ số nguồn vốn có đến 31/12 hàng năm; tài sản cố định và đầu tư dài hạn có đến 31/12 hàng năm cùng với đó các khoản doanh thu thuần; lợi nhuận trước thuế; thuế và các khoản phải nộp ngân sách kể trên chúng ta có nhìn thấy mặt khác của DNTN để nhận ra sự thiếu ổn định trong sản xuất kinh doanh. Rõ ràng, DNTN trong thời điểm hiện nay gặp khá nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng giữ được sự đồng đều về lợi nhuận trước thuế.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
Số doanh nghiệp có đến 31/12 Nguồn vốn có đến 31/12 (tỷ đồng) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn có đến 31/12 (tỷ đồng) Doanh thu thuần (tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) Thuế và các khoản nộp ngân sách (tỷ đồng) A 1 2 3 4 5 6 2007 40468 119816 38403 260598 2409,6 5572,6 2008 46530 163904 55071 386062 2188,5 7940,2 2009 47839 224923 63231 323192 2450,3 8799,5
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010.
Qua Bảng 2.6 cùng với số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm thì nguồn vốn đầu tư của loại hình này cũng tăng đều đặn trong các năm. Cụ thể năm 2007 thì nguồn vốn đầu tư là 119816 tỷ đồng; năm 2008 là 163904 tỷ đồng;
năm 2009 số vốn đầu tư là 224923 tỷ đồng (trung bình hàng năm tăng 36%); cùng với đó là doanh thu bình quân năm 2008 tăng từ 260598 tỷ
đồng đến 386062 tỷ đồng (tăng 48%); tuy nhiên, đến cuối năm 2009 thì số vốn đầu tư lại giảm 16,3% xuống cịn 323192 tỷ đồng. Cuối năm 2008 là thời điểm kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế kéo dài vì vậy doanh thu của DNTN thời điểm này giảm đảng kế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đánh giá cao khi thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước vẫn có mức tăng đều đặn. Năm 2009 mặc dù doanh thu giảm, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước vẫn tăng 10,8% (từ 7940,2 tỷ đồng năm 2008 đến 8897,5 tỷ đồng cuối
năm 2009). Như vậy, các DNTN phần nào đã khắc phục được khó khăn,
vẫn có một sự phát triển và đầu tư ở mức ổn định, mang lại nguồn thu ngân sách đều đặn hàng năm cho Nhà nước bất chấp tình hình kinh tế hiện nay vẫn đang trong quá trình hồi phục.