Môi trường bên ngồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 32 - 41)

4 nguyên tắc Taylor

1.3.2. Môi trường bên ngồ

Mơi trường bên ngoài tổ chức bao gồm hai nhóm yếu tố: những yếu tố của môi trường vĩ mô và những yếu tố của môi trường vi mô (môi trường ngành). Những yếu tố này đều nằm ngồi tổ chức.

1.3.2.1. Mơi trường vĩ mơ

Đây là nhóm các yếu tố khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động quản trị tổ chức mà còn ảnh hưởng đến cả các yếu tố của môi trường vi mô và môi trường bên trong tổ chức. Chúng bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mơ, chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, yếu tố tự nhiên... những yếu tố này có thể tạo cơ hội cũng như rủi ro cho hoạt động quản trị tổ chức.

a) Yếu tố kinh tế vĩ mô

Các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm: Thu nhập quốc dân (tăng trưởng hay suy thoái kinh tế), lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất, công ăn việc làm và tiền lương, thuế...

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP tăng hay giảm có ảnh

hưởng đến tăng hay giảm thu nhập của dân cư, tăng hay giảm đầu tư, chi tiêu công dẫn đến tăng hay giảm nhu cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, tăng, giảm quy mơ thị trường hang hố dịch vụ... Đây là những thông tin quan trọng cho các hoạt động quản trị (hoạch định chiến lược, tác nghiệp, tổ chức điều hành và kiểm soát cũng như các hoạt động quản trị tác nghiệp).

Lạm phát: Lạm phát làm cho gia tăng chi phí các yếu tố đầu

vào, giá cả tăng cao làm sức cạnh tranh giảm, khó tiêu thụ. Mặt khác lạm phát cao cũng dẫn đến thu nhập thực tế của người dân giảm nên nhu cầu người dân và sức mua giảm. Các thông tin trên giúp nhà quản trị doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược và chính sách thích hợp để tránh được thua lỗ, hạn chế tác hại, rủi ro của yếu tố lạm phát.

Tỷ giá hối đoái và lãi suất: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến

chi phí và giá thành hàng hóa, dịch vụ. Nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế. Sự thay đổi tỷ giá ảnh

hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thông qua nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và sử dụng dịch vụ...

Yếu tố lãi suất tiền vay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Trong hoạch định thực thi chiến lược và chính sách quản trị kinh doanh, quản trị tài chính cần phải chú ý đến các yếu tố này.

Công ăn việc làm và thu nhập: Tình trạng cơng ăn việc làm

và thu nhập của người lao động, chính sách tiền lương của nhà nước có tác động mạnh đến việc mở rộng hay hạn chế việc thuê mướn lao động, tác động đến chi phí và giá thành của sản phẩm. Tình hình cung cầu lao động và tiền lương trên thị trường lao động buộc các nhà quản trị phải cân nhắc trong thuê mướn lao động, mở rộng hay hạn chế quy mô, thu hút, sử dụng lao động, đến việc áp dụng các mơ hình kinh doanh sử dụng cơng nghệ cao với lao động lành nghề hay ngược lại. Chính sách tiền lương tối thiểu và việc thay đổi hệ thống tiền lương có thể sẽ gây ra áp lực hoặc tạo thuận lợi cho nhà quản trị, địi hỏi phải có biện pháp có hiệu quả hơn sử dụng nguồn nhân lực.

Thuế: Thuế suất tăng dẫn đến chi phí tăng, làm tăng giá thành,

gây khó khăn cho kinh doanh. Việc hạ thấp thuế suất sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thuế suất áp dụng cho các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau địi hỏi nhà quản trị phải linh hoạt trong hoạch định kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thị trường để tránh rủi ro và kinh doanh có lợi.

b) Yếu tố chính trị, luật pháp

Ổn định chính trị là điều kiện cần thiết khách quan để phát triển kinh tế đất nước vì các doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. Các nghị quyết, chính sách của Đảng và nhà nước, hệ thống luật đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thị trường sẽ thúc đẩy hoạt

động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Mở cửa, hội nhập nền kinh tế có tác động định hướng chung đối với nền kinh tế và doanh nghiệp vừa có thể tạo thời cơ song cũng có thể là rủi ro mà trong quản trị doanh nghiệp phải tính đến để đưa ra những quyết định quản trị cả về chiến lược lẫn tác nghiệp phù hợp. Trong dài hạn luật và chính sách có thể thay đổi do những ngun nhân khác nhau, có thể là chúng khơng phù hợp với thực tiễn hoặc do yếu tố môi trường thay đổi nên cần phải có những thay đổi, điều chỉnh do đó trong chiến lược dài hạn các doanh nghiệp phải dự báo được sự thay đổi của luật, chính sách để chủ động hoạch định, điều chỉnh chiến lược phát triển.

Trong điều kiện hội nhập với thị trường bên ngoài, quản trị doanh nghiệp phải nắm được quy định của WTO, của các khối thị trường và quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ kinh tế để đảm bảo các quyết định quản trị chiến lược và hoạt động tác nghiệp phù hợp, tận dụng những cơ hội và hạn chế rủi ro trong môi trường quốc tế.

c) Yếu tố văn hóa, xã hội

Quản trị tổ chức liên quan đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực, đến khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh mà yếu tố văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, các chuẩn mực xã hội, đạo đức, đặc điểm nhân khẩu học chi phối mạnh mẽ hành động của người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp, hành vi của khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh cùng với xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự đa dạng về văn hóa, lối sống của các đối tượng này mà quản trị tổ chức, doanh nghiệp cần phải có nội dung, cách thức thích hợp.

d) Yếu tố cơng nghệ, kỹ thuật

Mục đích kinh doanh trong kinh tế thị trường là đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Song nhu

cầu của thị trường ln thay đổi, khách hàng địi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng, sự phù hợp về giá cả và phương thức phục vụ nên doanh nghiệp cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ là một trong những con đường cơ bản, hữu hiệu; Ở một khía cạnh khác cạnh tranh khốc liệt với đối thủ để tồn tại và phát triển cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, việc đối thủ đi trước trong áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cũng là yếu tố buộc doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là trong bối cảnh môi trường khoa học, cơng nghệ có những đặc điểm mới với nhiều cơ hội và thách thức. Có thể tóm tắt những đặc điểm của yếu tố môi trường công nghệ, kỹ thuật hiện nay như sau:

Do những lợi thế vượt trội của kỹ thuật, công nghệ mà nhu cầu sản phẩm kỹ thuật, công nghệ ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ dẫn đến lượng phát minh, sáng chế ngày càng tăng, thời gian ứng dụng chuyển giao ngày càng rút ngắn, chu kỳ đổi mới công nghệ, kỹ thuật ngày càng giảm cùng với vòng đời sản phẩm, xuất hiện nhiều vật liệu mới, cơng nghệ kỹ thuật mới với những tính năng vượt trội đem lại hiệu quả cao trong ứng dụng, sự bùng nổ của internet và các công nghệ thông tin, truyền thơng... Có thể nói các yếu tố trên đây vừa có thể đem lại thời cơ song cũng là những thách thức to lớn trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Phần thắng sẽ dành cho các doanh nghiệp có năng lực dự báo, phân tích, lựa chọn, tiếp nhận và khai thác thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và ứng dụng chúng có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh và quản trị.

e) Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm khí hậu, thủy văn, địa lý, địa hình, các nguồn tài nguyên thiên nhiên... Các yếu tố tự nhiên là một

nguồn lực đem lại cuộc sống cho con người. Lối sống, sinh hoạt và các nhu cầu của con người do đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên. Song việc khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên thiếu khoa học, hợp lý cũng dẫn đến tàn phá môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Do đó, trong kinh doanh và quản lý cần phải có kế hoạch khoa học, hợp lý để khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường là cái nôi mà con người đang sống. Doanh nghiệp cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề này.

Như vậy, các yếu tố môi trường vĩ mô tồn tại khách quan, chúng tác động theo hướng cả tạo cơ hội lẫn rủi ro và bản thân chúng cũng ln có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ chịu tác động thụ động bởi các yếu tố môi trường vĩ mô mà cũng tác động đến chúng cả tích cực lẫn tiêu cực, do đó trong hoạt động quản trị không chỉ chú trọng nhận thức, khai thác, sử dụng mà phải chú ý đến cả việc hồn thiện các yếu tố mơi trường vĩ mơ.

Hộp 1.2: Môi trường vĩ mô ở Việt Nam và những thay đổi

Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh (Doing Business report) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố việc xếp hạng dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.

Theo Doing Business 2017, có bốn nền kinh tế khu vực Đơng Á Thái Bình Dương lọt vào nhóm 10 nền kinh tế đứng đầu bảng xếp hạng Mơi trường Kinh doanh tốt, đó là New Zealand (số 1), Singapore (số 2), Đặc khu Hành chính Hồng Kơng, Trung Quốc (số 4) và Hàn Quốc (số 5). Các nền kinh tế xếp hạng thấp nhất trong khu vực là Myanmar (số 170) và Timor-Leste (số 175). Các

nền kinh tế lớn khác và thứ hạng của chúng như sau: Trung Quốc (số 78), Nhật Bản (số 34), Indonesia (số 91), Malaysia (số 23), Philippines (số 99), Thái Lan (số 46) và Việt Nam (số 82). Cụ thể theo Báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với năm 2016 với một số tiêu chí được cải thiện như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ 96 trên bảng xếp hạng; Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng 31 bậc lên thứ 87; Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên thứ 167; Tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc lên thứ 93. Bên cạnh đó vẫn có những tiêu chí quan trọng nhưng bị sụt giảm thứ hạng như: Tiêu chí thành lập doanh nghiệp giảm tới 10 bậc, xuống thứ 121 trên bảng xếp hạng; Tiêu chí xin cấp phép xây dựng và vay vốn đều giảm 3 bậc. WB cũng đánh giá: Thách thức vẫn tồn tại trong các lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp, Thương mại qua biên giới và Thực thi hợp đồng. Ví dụ, để hồn thành thủ tục xuất khẩu phải mất đến 57 giờ, đây là mức cao hơn hẳn so với mức trung bình 12 giờ tại các nước thu nhập cao trong khối OECD.

Theo Doing Business 2018, hai nền kinh tế của khu vực

Đông Á - Thái Bình Dương đứng trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng của Mơi trường kinh doanh, đó là Singapore (xếp thứ 2) và ĐKHC Hồng Kông của Trung Quốc (thứ 5). Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất của khu vực là Myanmar (thứ 171) và Timor-Leste (thứ 178). Việt Nam và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách (doanh nhân tại TP. Hồ Chí Minh chỉ mất 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu người để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày và 31,9% năm 2003. Tại Jakarta, mức thu hồi vốn bình quân khi giải thể doanh nghiệp hiện nay là 64,3 cent Mỹ trên mỗi Đôla, so với 9,9% của năm 2003). Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh

tế được đánh giá, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017; với số điểm 67,93 trên thang 100.

Mặc dù nhiều chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đều tăng điểm, tăng hạng và được các tổ chức quốc tế ghi nhận; tuy nhiên, tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018: Vững bước

cải cách”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban môi trường

kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, những chuyển biến này vẫn cịn thiếu tính bền vững.

Nguồn: Xuân Thân (2016) - https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-tang-9- bac-xep-hang-moi-truong-kinh-doanh-563581.vov; Quỳnh Chi (2018) - http://theleader.vn/moi-truong-kinh-doanh-o-viet-nam-da-thuc-su- thuan-loi -20180125123538124.htm; https://vov.vn/kinh-te/xep-hang- moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-bat-tang-14-bac-689807.vov

1.3.2.2. Môi trường ngành

Mơi trường ngành (hay cịn gọi là môi trường đặc thù) bao gồm các yếu tố sau đây:

a) Khách hàng

Khách hàng là người mua sản phẩm của doanh nghiệp. Mua cái gì? Có mua hay khơng? Cách thức mua như thế nào? Khi nào mua? là những thơng tin mà doanh nghiệp cần phải có để có thể có kế hoạch đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cần phải coi khách hàng là thượng đế, là người trả lương, nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được tốt nhất các nhu cầu của họ thì sẽ tồn tại và phát triển ngược lại sẽ thất bại. Tất cả các hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát của doanh nghiệp đều phải dựa trên cơ sở thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, khả năng mua, hành vi và cách thức mua

hàng của khách; phải tính đến sự tín nhiệm của khách hàng để tạo dựng và phát triển chữ tín, phát triển thương hiệu; phải ln chủ động thiết lập các kênh thông tin về khách hàng, chủ động trong dự báo về những thay đổi nhu cầu, thị hiếu, hành vi mua của khách hàng, cập nhật nhanh chóng, chính xác các thơng tin này trong việc ra quyết định kinh doanh và quản trị.

b) Nhà cung ứng

Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: Cung ứng vốn, lao động, hàng hóa, ngun vật liệu, cơng nghệ và thơng tin. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng đầu ra - các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Do đó, khi xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tác nghiệp phải tính đến năng lực nhà cung cấp, đến uy tín của họ và ln phải có phương án dự phòng để đảm bảo hoạt động kinh doanh có thế diễn ra thường xuyên, đều đặn mới đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tổ chức thiết lập, duy trì các mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, ln có thơng tin đầy đủ, chính xác về nhà cung ứng để có quyết định đúng đắn hữu hiệu trong cung ứng.

c) Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn. Cạnh tranh luôn tồn tại khách quan trong kinh tế thị trường, trong tư duy cạnh tranh ngày nay người ta không coi “Thương trường là chiến trường” mà cạnh tranh theo hướng cạnh tranh để phát triển “Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác”, để tất cả đều chiến thắng. Để có thể tồn tại trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải có thơng tin cập nhật, đầy đủ, chính xác về chiến lược, chiến thuật của đối thủ cạnh tranh từ đó có chiến lược, chiến thuật, các công cụ và biện pháp cạnh tranh hữu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)