Lý thuyết hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 26 - 28)

4 nguyên tắc Taylor

1.2.3. Lý thuyết hành

Lý thuyết hành vi hay còn gọi là lý thuyết tâm lý xã hội, lý thuyết tác phong. Đây là lý thuyết nhấn mạnh đến yếu tố con người, đến yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định và năng suất lao động trong tổ chức không chỉ do yếu tố kỹ thuật mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người trong tổ chức, phụ thuộc vào sự đáp ứng nhu cầu và động cơ thúc đẩy họ trong công việc.

Các nhà nghiên cứu theo hướng này coi quản trị thực chất là quản trị con người.

Một số nhà nghiên cứu tiêu biểu của lý thuyết hành vi:

Huygo Munsterberg (1863-1916)

Trong lý thuyết quản trị của mình, Huygo Munsterberg tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các vấn đề sau:

(i) Tác phong của con người từ đó tìm ra kỹ thuật thích hợp động viên người lao động làm việc.

(ii) Năng suất lao động sẽ tăng nếu cơng việc giao phó cho người lao động được phân tích chu đáo, hợp với kỹ năng, tâm lý người lao động.

Elton Mayo (1880-1949)

Elton Mayo là giáo sư tâm lý của trường Đại học Havard, trong lý thuyết của mình, ơng cho rằng:

(i) “Yếu tố xã hội” là nguyên nhân chính tăng năng suất lao động, tâm lý và tác phong có mối quan hệ mật thiết với nhau.

(ii) Ảnh hưởng của tập thể tác động đến và tạo ra tác phong của cá nhân, do đó để tăng năng suất lao động nhà quản trị phải tìm cách tăng sự thỏa mãn tâm lý và tinh thần người lao động.

Abrahbam Maslow (1908-1970)

Nhà tâm lý học Abrahbam Maslow xây dựng lý thuyết nhu cầu 5 bậc từ thấp đến cao gồm: (1) nhu cầu vật chất, (2) nhu cầu an toàn, (3) nhu cầu xã hội, (4) nhu cầu được tôn trọng, (5) nhu cầu tự hồn thiện.

Ơng cho rằng con người có 5 loại nhu cầu chủ yếu trên và việc thỏa mãn nhu cầu có xu hướng đi từ thấp đến cao khi con người đã thoả mãn nhu cầu nào đó thì người ta thường hướng đến thoả mãn nhu cầu cao hơn.

Quản trị hữu hiệu cần căn cứ vào nhu cầu của người thừa hành và quy luật thỏa mãn nhu cầu của họ. Nhà quản trị giao việc và đãi ngộ phải gắn với nhu cầu và động cơ làm việc của người thừa hành.

Douglas Mc Gregor: (thuyết Y)

Theo Douglas Mc Gregor con người sẽ thích thú cơng việc nếu có những thuận lợi, khi thực hiện công việc được tự chủ, được tạo điều kiện làm việc tốt được thưởng vì thành tích từ đó họ sẽ cống hiến nhiều cho tổ chức.

Theo ơng, thay vì nhấn mạnh kiểm tra nhà quản trị nên coi trọng phối hợp hành động.

Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết hành vi.

Ưu điểm:

- Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, tự thể hiện, lý thuyết này bổ sung cho lý thuyết cổ điển chỉ coi trọng yếu tố kỹ thuật.

- Xác nhận mối quan hệ chặt chẽ của năng suất với tác phong, qua đó hiểu rõ hơn sự động viên đối với người lao động và ảnh hưởng của tập thể đến tác phong người lao động.

Nhược điểm:

- Lý thuyết này quá chú ý đến yếu tố xã hội của con người nên dẫn đến thiên lệch “con người xã hội” trong khi đó yếu tố “con người xã hội” chỉ bổ sung cho “con người kinh tế” chứ không thể thay thế cho “con người kinh tế”.

- Thực tế không phải con người nào thỏa mãn nhu cầu cũng làm việc với năng suất cao.

- Coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín là khơng thực tế vì hoạt động của họ còn chịu những yếu tố của môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)