Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 129 - 133)

5. Mua cổ phiếu US Airways: US Airways không nằm

3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị cũng như chất lượng của các quyết định quản trị.

3.2.5.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc ra quyết định bao gồm các nhân tố chủ yếu sau đây:

Mức độ ổn định của môi trường ra quyết định

Nếu môi trường ra quyết định quản trị ổn định, ít có yếu tố biến động thì việc ra quyết định sẽ nhanh chóng, các quyết định quản trị có thể có ý nghĩa và giá trị trong thời gian dài. Ngược lại, nếu môi trường ra quyết định quản trị không ổn định, có nhiều yếu tố biến động phức tạp thì các thơng tin để ra quyết định quản trị sẽ thay đổi thường xun, thậm chí có nhiều thơng tin “nhiễu” làm nhà quản trị khó dự đốn, khó nắm bắt chắc chắn và lường hết những vấn đề phát sinh có thể gây “hậu quả” trong tương lai. Với mơi trường này, nhà quản trị khó có đầy đủ thơng tin chính xác để ra quyết định quản trị đúng đắn, khi đó nhà quản trị phải chấp nhận mạo hiểm. Để giảm tối đa những tổn hại có thể xảy ra, khi ra quyết định quản trị, ngoài việc lựa chọn sử

dụng các phương pháp ra quyết định khoa học, nhà quản trị còn cần dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, sử dụng triệt để kỹ năng tư duy và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà quản trị thành công khác.

Thời gian

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, thời gian khác nhau, các yếu tố bên trong một tổ chức có sự biến động thì mục tiêu quản trị cũng khác nhau. Nhà quản trị căn cứ vào mục tiêu để lựa chọn các phương án tối ưu giải quyết vấn đề phát sinh hay để ra quyết định quản trị trong từng tình huống cụ thể. Quyết định hơm nay khơng thể để ngày mai. Hơn nữa, thời gian thay đổi kéo theo các thay đổi của các yếu tố mơi trường, địi hỏi nhà quản trị phân tích, đánh giá lại các yếu tố để ra quyết định quản trị cho phù hợp và kịp thời.

Thông tin

Thông tin là căn cứ quan trọng nhất để ra quyết định quản trị. Nhà quản trị cần có đầy đủ, chính xác, kịp thời các thơng tin cần thiết để ra các quyết định thực hiện các chức năng quản trị như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Nếu thiếu thông tin, hoặc thơng tin khơng chính xác thì nhà quản trị có thể ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến thực hiện các chức năng quản trị, và vì vậy, ảnh hưởng đến mục tiêu quản trị.

3.2.5.2. Các yếu tố chủ quan

Bên cạnh các yếu tố khách quan, việc ra quyết định quản trị còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, đó là:

Cá nhân nhà quản trị

Quyết định quản trị phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm, trình độ, khả năng hiểu biết, kỹ năng sử dụng các

phương tiện kỹ thuật phân tích thơng tin, tính cách... của nhà quản trị. Chẳng hạn như nhà quản trị có tính quyết đốn cao thì ra quyết định thường nhanh chóng, kịp thời; nhà quản trị có nhiều kinh nghiệm thường hay thận trọng khi ra quyết định... Bên cạnh đó, việc lựa chọn quyết định quản trị còn phụ thuộc vào mong muốn, mục tiêu của bản thân nhà quản trị trong quá trình quản trị tổ chức.

Hộp 3.4: Quyết định sai của Mike & Jim

Hai nhà sáng lập và đồng giám đốc của RIM (Research in Motion), Mike và Jim, đã sai lầm khi đưa ra quyết định quản lý trong nhiều năm liền cho đến khi họ phải từ chức dưới áp lực từ những cổ đông bất đồng sâu sắc và từ những thành viên hội đồng quản trị đã quá nản lịng với cơng việc của hai nhà quản trị này. Thay vì thúc đẩy cho ra đời các sản phẩm mới có tính cải tiến và tạo sự thay đổi tại RIM, họ lại quyết định dồn các nguồn lực vào sản phẩm BlackBerry thậm chí vào thời điểm các sản phẩm Iphone và Android đang phá hủy thị phần BlackBerry.

Nguồn: Will Connor & Chip Cummins, “RIM CEOs give up Top Posts in Shuffle,”The Wall Street Jounal Online, January 23, 2012

Sự ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm

Nhà quản trị có quyền ra quyết định quản trị. Song mức độ và nội dung của các quyết định quản trị tùy thuộc tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mỗi nhà quản trị. Điều đó đặt ra với nhà quản trị chỉ được ra các quyết định quản trị trong thẩm quyền của mình. Ví dụ: nhà quản trị cấp cao là người xác định các mục tiêu, chính sách và chiến lược chung cho tổ chức và thiết lập các mục đích tổng quát để cấp dưới thực hiện, nên họ ra những quyết định dài hạn, mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến

tồn bộ các hoạt động của tổ chức; Nhà quản trị cấp trung thường đề ra những quyết định trung hạn trên cơ sở các quyết định dài hạn của nhà quản trị cấp cao, các quyết định này liên quan đến chiến thuật, thực hiện các chiến lược và các chính sách của tổ chức; Nhà quản trị cấp cơ sở có nhiệm vụ giám sát, điều hành nhân viên thuộc quyền thực hiện các hoạt động tác nghiệp cụ thể nên họ đưa ra những quyết định hàng ngày liên quan trực tiếp đến công việc chuyên môn...

Các yếu tố bên trong của tổ chức

Các yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng đến quyết định quản trị có thể kể đến như: sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển của tổ chức; các nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất; văn hoá tổ chức... Các yếu tố này giúp nhà quản trị có thêm thơng tin về tính khả thi của các quyết định để lựa chọn quyết định quản trị đúng đắn.

Ngoài ra các yếu tố khách quan, chủ yếu trên đây, quá trình ra quyết định quản trị còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như: Các thế lực trong tổ chức, các định kiến, tính bảo thủ...

Hộp 3.5: Quyết định của Steve Jobs

Steve Jobs là người đồng sáng lập Apple và cũng là người đưa công ty này trở thành kẻ khổng lồ hùng mạnh nhất. Điều đó có nghĩa là ơng ln phải đưa ra những quyết định khó khăn và nhiều quyết định chính bản thân ơng cũng khơng dám chắc là mình hồn tồn đúng.

Trong những năm 70 vào 80 của thế kỷ XX, có hàng trăm thương hiệu máy tính xuất hiện trên thế giới. Những sản phẩm công nghệ thời đó chạy theo hai xu hướng. Một là những sản phẩm mang thương hiệu mở rộng - line extensions của công ty mẹ (như máy tính AT&T, Dictaphone, ITT,

Memorex, Motorola, Siemens, Xerox); hoặc những sản phẩm có những cái tên kỳ lạ (như Commodore, Micro Pro). Thực ra, nếu so sánh về cấu trúc phần cứng, thời điểm đó, máy tính Apple khơng q khác biệt so với những thương hiệu cùng loại. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất ở đây chính là cái tên gọi: Apple.

Một cái tên rất đơn giản. Steve Jobs đã đi xa hơn khi luôn cho thương hiệu Apple đi kèm cùng logo quả táo cắn dở. Từ góc độ thương hiệu, cái tên và logo có sự gắn kết chặt chẽ, thực sự đóng đinh vào trí nhớ của khách hàng, khiến khách hàng có khả năng liên tưởng mạnh mẽ. Đó là chưa kể việc Jobs đã thốt khỏi con đường mà khá nhiều doanh nhân cùng thời vấp phải, đó là đặt tên mình cho tên cơng ty. Nếu lấy tên những người sáng lập ra Apple để đặt tên thì sẽ ra sao? Liệu rằng Jobs & Wozniak Corporation có thể trở thành tập đoàn số một thế giới?

Nguồn::https://doanhnhansaigon.vn/

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)