4 nguyên tắc Taylor
1.4.2. Phương pháp tiếp cận thay đổ
Có hai mục tiêu khác biệt khiến cho một doanh nghiệp phải thực hiện sự thay đổi đó là cải thiện tình hình kinh tế và nâng cao
năng lực tổ chức. Các giáo sư trường kinh doanh Havard là Michael Beer và Nitin Nohria đã đưa ra thuyết E (Economic Approach) - tiếp cận kinh tế và thuyết O (Organizational Capabilities Approach) - tiếp cận về năng lực tổ chức để đạt được các mục tiêu trên của sự thay đổi.
a) Phương pháp tiếp cận kinh tế (thuyết E)
Mục tiêu mà thuyết E đạt tới trong sự thay đổi là gia tăng giá trị của tổ chức cho người chủ thường được vận dụng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Các cơng việc được triển khai là:
Thưởng cho nhân viên/bộ phận theo năng suất, cắt giảm nhân sự, bộ phận nhất là những người, bộ phận không chứng minh được khả năng tạo ra giá trị và hiệu quả công việc.
Bán tài sản, cơ cấu lại tổ chức và nguồn lực theo chiến lược đã được thay đổi. Doanh nghiệp triển khai các hoạt động trên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tư vấn chiến lược, chuyên gia thẩm định và ngân hàng trong mua bán, cơ cấu lại tài sản, vốn.
Chuyên gia tư vấn nhân sự giúp tái cấu trúc lại nguồn nhân lực theo định hướng chiến lược đã được thay đổi.
b) Phương pháp tiếp cận về năng lực tổ chức thuyết (O)
Mục tiêu mà thuyết O hướng tới trong thay đổi là nâng cao năng lực tổ chức tạo ra một đội ngũ nhà quản trị và nhân viên năng động, ham học hỏi và năng lực cao.
Con đường để có được đội ngũ nhà quản trị và nhân viên có năng lực, năng động, khả năng sáng tạo là tạo ra một môi trường văn hóa ở đó mỗi cá nhân đều có cơ hội học tập, nâng cao trình độ và được thể hiện tối đa khả năng của bản thân trong cơng việc. Thuyết O địi hỏi mức độ tham gia tích cực của nhân viên, cơ cấu tổ chức ổn định và những ràng buộc chặt chẽ của nhân
viên với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết thực hiện những thay đổi và tiến bộ của nhân viên, tạo cho nhân viên và bộ phận tự chủ cao. Thuyết O khuyến khích sự tham gia của cá nhân vào nhóm để đạt được sự thành cơng của nhóm hơn là sự thành cơng của một cá nhân riêng rẽ.
Tóm lại, thuyết O hướng tới mục tiêu của sự thay đổi thông qua việc tạo ra một môi trường văn hóa, văn hóa học tập để nâng cao năng lực, trình độ và những cam kết của doanh nghiệp với nhân viên về trách nhiệm trong học tập và áp dụng thành quả tiến bộ từ việc học, coi trọng làm việc theo nhóm, thành tích của nhóm hơn là nỗ lực chỉ nhằm đạt được thành tích của cá nhân.
Mỗi phương pháp tiếp cận trên đây đều có những ưu điểm và hạn chế, khơng phải lúc nào việc áp dụng các phương pháp này cũng mang lại kết quả mong đợi. Thuyết E với mục tiêu cải thiện tình hình kinh tế một cách nhanh chóng song xét về dài hạn lại khơng thể vì sự cải thiện tình hình kinh tế lại phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ. Ngược lại theo tiếp cận lý thuyết O thì ngay một lúc khơng thể nâng cao năng lực đội ngũ để cải thiện tình hình kinh tế, sự nâng cao năng lực đội ngũ chủ yếu qua đào tạo đòi hỏi phải mất thời gian mà người chủ doanh nghiệp lại không thể chờ đợi...
Theo Cẩm nang kinh doanh Havard (2006), thực tế các doanh nghiệp áp dụng thành cơng các tiếp cận trên đây cho thấy họ có xu hướng sử dụng kết hợp, linh loạt cả hai lý thuyết E và O sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Đây cũng là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất khi thực hiện sự thay đổi. Có thể tóm tắt những yếu tố chính trong thay đổi theo thuyết E & O và kết hợp giữa chúng.
Bảng 1.1: Các yếu tố chính thay đổi theo thuyết O và E và kết hợp hai thuyết O & E
Phạm trù
thay đổi Thuyết E Thuyết O
Kết hợp thuyết E & O
Mục tiêu Tối đa hóa giá trị cổ phiếu
Phát triển năng lực doanh nghiệp
Bao quát các mặt đối lập giữa giá trị kinh tế và năng lực doanh nghiệp Quyền lãnh đạo Quản lý thay đổi từ bên trên Khuyến khích sự tham gia vào thay đổi từ bên dưới
Định hướng bên trên và yêu cầu bên dưới thực hiện Tập trung/ hoạt động thay đổi Tập trung vào cơ cấu và hệ thống Xây dựng mơi trường văn hóa doanh nghiệp
Tập trung đồng thời cả hệ thống và cơ cấu và cả văn hóa doanh nghiệp Quy trình Hoạch định và thiết kế chương trình (thay đổi) Thử nghiệm và rút ra kết quả Lập kế hoạch cho các tình huống phát sinh Chế độ khen thưởng Tác động hoặc thưởng tài chính Tạo động lực bằng sự cam kết, sử dụng công cụ lương, thưởng như sự trao đổi công bằng
Sử dụng chế độ thưởng để củng cố quy trình thay đổi song khơng biến nó thành nguyên nhân của sự thay đổi Sử dụng nhà tư vấn Nhà tư vấn giúp phân tích và đưa giải pháp Nhà tư vấn hỗ trợ nhà quản trị các cấp trong hình thành các giải pháp Nhà tư vấn là chuyên gia có thể phân quyền cho nhân viên