4 nguyên tắc Taylor
2.2.3. Nhà quản trị cấp cơ sở
Nhà quản trị cấp cơ sở là những người trực tiếp theo dõi, giám sát và kiểm tra công việc của những người thừa hành. Họ chịu trách nhiệm về việc sử dụng trực tiếp các nguồn lực dành cho họ theo sự phân công trong tổ chức. Họ phân công các nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thừa hành và đảm bảo công việc được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
Nhà quản trị cấp cơ sở thường là người trực tiếp tham gia các hoạt động tác nghiệp như các nhân viên dưới quyền họ, thậm chí có khả năng làm tốt nhất những cơng việc mà những người thừa hành phải làm. Ví dụ như họ là tổ trưởng một tổ sản xuất, nhà quản trị này cùng với các công nhân sản xuất ra sản phẩm; Hay họ là tổ trưởng bán hàng, họ cũng cùng với các nhân viên bán hàng thực hiện hoạt động bán hàng cho khách hàng để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp...
Phần lớn thời gian của các nhà quản trị cấp cơ sở được sử dụng vào việc giám sát, điều hành nhân viên thuộc quyền và đưa ra những quyết định hàng ngày. Phần còn lại được dành cho gặp gỡ, báo cáo, hội họp với cấp trên hoặc quan hệ với các đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác.
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà quản trị cấp cơ sở cần có kiến thức chuyên môn, hiểu biết tốt về công việc, các phương tiện vật chất kỹ thuật và các phương pháp trong những lĩnh vực cụ thể.
Các chức danh của nhà quản trị cấp cơ sở trong một tổ chức doanh nghiệp thường là: tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng ca...
Hình 2.1: Các cấp bậc nhà quản trị
Ngồi ra, các nhà quản trị ở các cấp bậc khác nhau thì thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp bậc quản trị cũng khác nhau. Theo kết quả điều tra của các chuyên gia kinh tế ở Mỹ (1993), thì thời gian mà các nhà quản trị sử dụng để thực
Nhà quản trị cấp trung
Nhà quản trị cấp cơ sở
Nhà quản trị cấp cao: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.
Nhà quản trị cấp trung: trưởng bộ phận, chi nhánh, phòng, ban, đơn vị trực thuộc...
Nhà quản trị cấp cơ sở: đốc cơng, tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng ca... Nhà quản trị cấp cao
hiện các chức năng quản trị ở các cấp trong thực tế thường được phân bố như sau:
Hình 2.2: Thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp bậc quản trị
Nguồn: P.F. Drucker, Quản lý trong thời đại bão táp, NXB. Chính trị quốc gia, 1993
Kết quả điều tra này chỉ mang tính tham khảo để thấy rằng các nhà quản trị ở các cấp bậc khác nhau thì thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp bậc quản trị cũng khác nhau. Tuy nhiên, thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp bậc quản trị không giống nhau với mọi tổ chức và ở bất cứ lúc nào. Thời gian này thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện, yêu cầu về công việc của mỗi tổ chức cho mỗi cấp bậc quản trị. Chẳng hạn, thời gian dành cho chức năng “lãnh đạo” của tổ trưởng bán hàng của một cửa hàng sẽ khơng giống (có thể ít hơn) thời gian dành cho chức năng này của trưởng bộ môn ở một trường đại học; trong khi đó thời gian dành cho chức năng “tổ chức” của giám đốc doanh nghiệp có thể nhiều hơn thời gian dành cho chức năng này của hiệu trưởng ở một trường đại học... Sự thay đổi của các yếu tố môi trường quản trị cũng tác động đến tỷ lệ thời gian dành cho từng chức năng quản trị của các nhà quản trị. Chẳng
hạn như khi trình độ khoa học cơng nghệ ngày càng cao, các máy móc thiết bị tự động thay thế con người trong dây chuyền sản xuất thì thời gian dành cho chức năng tổ chức nhân sự sẽ giảm bớt, các nhà quản trị cơ sở tập trung nhiều thời gian cho việc điều khiển, vận hành máy móc, thiết bị, và nếu như tự động hóa được ứng dụng nhiều thì họ chỉ tập trung kiểm soát kết quả/sản phẩm đầu ra.