7. Cấu trúc luận văn
3.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.2.1. Bảo đảm tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý công tác GDPL phải gắn liền với thực trạng và hướng tới giải quyết thực trạng, các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ nhu cầu cần thiết trong công tác quản lý GDPL cho học sinh các môn PL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Bên cạnh đó, các biện pháp cũng cần phù hợp với điều kiện đổi mới nội dung, chương trình dạy học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương.
3.2.2. Bảo đảm tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, hoàn cảnh cụ thể của các trường, phù hợp với năng lực của CBQL, trình độ của GV. Các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh phải có khả năng vận dụng trong thực tế, muốn vậy, cần xây dựng các biện pháp dựa trên những điều kiện hiện thực của môi trường Kinh tế - Xã hội tại Vĩnh Thạnh, phù hợp với những đặc điểm của các trường THCS trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà, trên cơ sở thực trạng các nguồn lực.
3.2.3. Bảo đảm tính hiệu quả
Hiệu quả các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh được đánh giá thông qua việc tạo ra sự thay đổi trong thực trạng và giúp công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS phát triển. Việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh cần phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong cơng tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh,
đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho học sinh. Như vậy, các biện pháp đề xuất phải khắc phục được những điểm yếu, phát huy được mặt mạnh, tận dụng được cơ hội vượt qua thách thức, đảm bảo tính đồng bộ, tính mục đích, tính thực tiễn, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp, để công tác quản lý GDPL cho học sinh ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.4. Bảo đảm phát huy vai trị chủ động, tích cực của các lực lượng tham gia công tác giáo dục pháp luật cho học sinh
Để đảm bảo được nguyên tắc trên, biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh đưa ra phải thật cụ thể, có sự chỉ đạo phân công rõ ràng cho từng bộ phận chức năng hoặc cá nhân trực tiếp tham gia công tác này. Một khi đã có sự chỉ đạo sát sao, rõ ràng, khoa học thì người làm cơng tác GDPL sẽ chủ động tìm ra các nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp nhằm đưa những nội dung thông tin cần giáo dục đến với học sinh một cách hiệu quả nhất. Hiệu quả quản lý sẽ cao hơn rất nhiều khi từng cá nhân, từng bộ phận tham gia cơng tác GDPL chủ động, tích cực cùng tạo nên một khối thống nhất để từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong nhà trường.
Các nguyên tắc xác lập biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh có mối liên hệ qua lại, khắn khít với nhau. Trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh cần phải được quán triệt và thực hiện một cách đồng bộ các nguyên tắc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình vận dụng vào thực tiễn.
3.3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH