Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 113 - 121)

7. Cấu trúc luận văn

3.5. KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VỀ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH

3.5.4. Kết quả khảo nghiệm

* Về tính cần thiết của các biện pháp

k i i i n X K X n   

Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

(Với ∑ là tổng điểm của 3 mức đánh giá, X̅: Điểm trung bình, 1≤ X ≤ 4)

Tên biện pháp Tổng hợp phiếu đánh giá X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL TL SL TL SL TL SL TL

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV và HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

54 31% 84 48% 33 19% 4 2% 538 3.07 1

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh

54 31% 82 47% 34 19% 5 3% 535 3.06 2

Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

51 29% 82 47% 32 18% 10 6% 524 2.99 4

Đa dạng hố nội dung, hình thức và đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

51 29% 80 46% 32 18% 12 7% 520 2.97 5

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

51 29% 82 47% 33 19% 9 5% 525 3.00 3

(Nguồn: phiếu khảo sát)

Với kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy các đối tượng tham gia trưng cầu ý kiến đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý công tác GDPL

các trường THCS ở huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định có mức cần thiết cao. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:

Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV, HS

về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở” có điểm trung bình x̅ =3,07 xếp bậc 1/5.

Biện pháp: “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh” có điểm trung bình x̅= 3,06 xếp

bậc 2/5.

Biểu đồ 3.2. Tương quan về tính cần thiết của từng biện pháp

Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý công tác GDPL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các điểm giá trị trung bình khơng cao. Điều đó khẳng định để nâng cao hiệu quả cơng tác GDPL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh cần phải phối hợp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những điểm mạnh riêng và chúng sẽ ln bổ trợ cho nhau.

* Về tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác GDPL các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định đã được đề xuất được thể hiện trong Bảng 3.2

Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp

(Với ∑ là tổng điểm của 3 mức đánh giá, X̅: Điểm trung bình, 1≤ X ≤ 4)

Tên biện pháp Tổng hợp phiếu đánh giá X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi SL TL SL TL SL TL SL TL

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV và HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

54 31% 84 48% 34 19% 3 2% 539 3.08 1

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh

54 31% 84 48% 32 18% 5 3% 537 3.07 2 Kiện toàn bộ máy tổ chức quản

lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

51 29% 82 47% 33 19% 9 5% 525 3.00 3 Đa dạng hố nội dung, hình thức

và đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

51 29% 81 46% 31 18% 12 7% 521 2.98 5 Tăng cường các điều kiện hỗ

trợ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

51 29% 82 47% 32 18% 10 6% 524 2.99 4

(Nguồn: phiếu khảo sát)

tác GDPL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định đã đề xuất có tính khả thi tương đối cao, độ phân tán ít 2,98 ˂x̅˂ 3,08 tất cả

các biện pháp đều có điểm trung bình x̅ ˃ 2,98. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao, cụ thể là:

Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV và HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở” điểm trung bình X̅ =3,08 xếp bậc 1/5.

Biện pháp: “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham

gia giáo dục pháp luật cho học sinh”có điểm trung bình X̅ = 3,07 xếp bậc 2/5.

Biểu đồ 3.3. Tương quan về tính khả thi của từng biện pháp

Trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp cần lưu ý kết quả so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ở Bảng 3.3. Có những biện pháp khá tương đồng giữa sự cần thiết và tính khả thi (biện pháp 1, 2, 4), nhưng có những biện pháp rất cần thiết, nhưng tính khả thi thấp (Biện pháp 3, 5, 6). Điều này cần được lưu ý khi đưa các biện pháp vào ứng dụng.

Bảng 3.3. Tổng hợp sự tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp Cần thiết

TL %

Khả thi TL %

1

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV và HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

48% 48%

2 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài

trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh 47% 48% 3 Kiện tồn bộ máy tổ chức quản lý cơng tác giáo dục

pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 47% 47% 4 Đa dạng hoá nội dung, hình thức và đổi mới

phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh 46% 46% 5 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục

pháp luật cho học sinh 47% 47%

Các biện pháp có tính khả thi và cần thiết cao qua kết quả khảo sát như trên và đối chiếu với thực trạng hiện nay về công tác GDPL các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định cho thấy ý nghĩa của từng biện pháp như sau:

- Việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh ở trường THCS.

- Đổi mới công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch GDPL là để chủ thể quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình, có ý nghĩa then chốt.

- Đa dạng hố nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật là cần thiết để tạo ra sự sinh động, lôi kéo học sinh; hiện còn rất thiếu ở các trường.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục pháp luật cho học sinh là biện pháp tất yếu, vì giáo dục nói chung và GDPL nói riêng, chỉ một mình nhà trường thực hiện thì rất khó thành cơng. - Đảm bảo các điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật là yêu cầu mang tính cân đối của kế hoạch, nếu khơng quan tâm chỉ đạo thì sẽ khó đạt được (kết quả khảo sát cho thấy tính cần thiết cao, tính khả thi thấp).

- Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý nhìn nhận được kết quả, từ đó rút kinh nghiệm cho chu kỳ kế hoạch tiếp theo.

Tồn bộ 5 biện pháp đã được đề xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục ý thức, hình thành nhân cách và niềm tin pháp luật cho học sinh để sống có lý tưởng, đạo đức tốt và hành vi chuẩn mực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc quản lý giáo dục, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Các biện pháp quản lý được đưa ra ở trên đều căn cứ vào những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và định hướng phát triển của các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ tác động, qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình GDPL cho học sinh sẽ chi phối đến đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện và các thiết chế cho hoạt động GDPL cũng như việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL cho học sinh.

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đa số ý kiến đều cho rằng, các biện pháp đề xuất đều “rất cần thiết - rất khả thi” và “cần thiết - khả thi”. Quá trình kiểm nghiệm bằng phần mềm SPSS tìm tương quan hạng R spearman cũng cho kết quả tương quan thuận.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)