7. Cấu trúc luận văn
1.3. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
1.3.4. Hình thức giáo dục pháp luật
Nếu như chỉ có nội dung giáo dục tốt mà khơng có một hình thức giáo dục pháp luật phù hợp thì mục đích của giáo dục pháp luật không đạt được như mong muốn.
Hình thức giáo dục pháp luật được chia làm hai loại: Hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến truyền thống, được thực hiện trực tiếp giữa chủ thể giáo dục pháp luật với đối tượng như: nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, địa bàn dân cư, hội nghị, hội thảo pháp luật hoặc thông qua
các phương tiện thơng tin như báo chí, đài phát thanh, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thơng tin cổ dộng. Đây là hình thức được thực hiện thường xuyên và có chất lượng ở nhà trường, là hình thức chiếm ưu thế và phát huy tác dụng hơn so với các hình thức khác. Hình thức giáo dục pháp luật mang tính đặc thù là gắn hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, Tồ án, Viện kiểm sát. Hình thức này được thực hiện bởi các chủ thể là công chức nhà nước, các luật gia, hoặc các luật sư đang công tác tại các tổ chức nghề nghiệp.
Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học mang tính phổ biến truyền thống như nói chuyện, tọa đàm, hội thảo. Đặc biệt trong nhà trường GDPL được lồng nghép trong các hoạt động sư phạm: Hoạt động dạy học, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.
1.3.5. Phương pháp giáo dục pháp luật
Trong khoa học sư phạm, phương pháp là con đường, cách thức tác động để chuyển tải nội dung đến đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích đặt ra.
- Phương pháp diễn giảng lý thuyết, thuyết trình: được thực hiện chủ
yếu trong các giờ học ở trên lớp. Đây là phương pháp truyền thống không thể thiếu trong giáo dục nói chung, giáo dục cơ sở nói riêng. Phương pháp này giữ vai trị quan trọng bởi nó giúp cho người học nắm bắt được những kiến thức cơ bản và có hệ thống.
- Phương pháp nêu gương tốt: Giáo dục bằng những tấm gương “người tốt, việc tốt” sinh động, cụ thể là phương pháp có ý nghĩa lớn, thiết thực để
giáo dục con người vươn tới cái tốt, cái đẹp, cái cao cả bằng những điển hình sống của thực tiễn xã hội. Phương pháp này phù hợp với tâm lý dân tộc, truyền thống của người Việt Nam vốn coi trọng thực tế, xem xét nhân cách con người không chỉ bằng lời nói mà chủ yếu qua hành động, việc làm cụ thể,
bởi “trăm nghe không bằng một thấy” và “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [23].
Giáo dục học sinh rất cần phương pháp nêu gương. Sự gương mẫu của cha mẹ và những người xung quanh trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc khác của cộng đồng; lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, kiến thức sâu rộng, sự cơng minh, có tình có lý trong đối xử với học sinh của giáo viên sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Cơng tác thi đua khen thưởng kịp thời để khuyến khích những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện nhiều mặt cũng là một cách nêu gương. Nêu gương đúng, hợp lý sẽ tác dụng hơn nhiều so với lý thuyết một chiều xơ cứng.
- Phương pháp thực hành là phương pháp vận dụng những kiến thức
đã học để xử lý, giải quyết những tình huống xảy ra hoặc có thể xảy ra trong cuộc sống. Phương pháp này được sử dụng linh hoạt cho cả các giờ học trên lớp lẫn hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.
Phương pháp thực hành được thể hiện rất đa dạng, bao gồm: phương pháp xử lý tình huống; phương pháp nêu vấn đề để trao đổi; phương pháp đóng vai; thảo luận theo tổ, nhóm…
Tổ chức tốt quá trình dạy học theo các phương pháp sư phạm nêu trên sẽ giúp cho học sinh vừa nắm bắt được tri thức mới, hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, chia sẻ được kinh nghiệm của bản thân đã được tích lũy, vừa khắc phục được sự tiếp thu thụ động, xây dựng được niềm tin, sự chủ động học tập, tư duy phê phán, phát triển tính tích cực nhận thức.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn. Trong bài nói tại đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, Bác viết: “Chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận
kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động” [24].
Học đi đôi với hành cho phép hình thành cả tri thức lẫn kỹ năng, hành trở thành hoạt động chính của học, q trình học xảy ra trong quá trình hành. Sự kết hợp này là cách tốt nhất để chứng minh sự đúng đắn của lý luận, lý luận được minh họa bằng thực tiễn; khắc phục sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn, xa rời giữa nhà trường và đời sống xã hội. Đây cũng là đòi hỏi, yêu cầu của giáo dục cơ sở nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng.
- Phương pháp cảm hóa, thuyết phục: thường được áp dụng đối với
những học sinh cá biệt nhằm tác động đến tâm tư, tình cảm, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ và hành vi, ứng xử.
Về lý luận cũng như thực tiễn, khơng có một phương pháp nào là độc tơn (chỉ có một phương pháp duy nhất được tơn sùng). Nội dung giáo dục sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp phù hợp và dù có sử dụng cùng một phương pháp cũng ở các mức độ khác nhau. Giáo dục học sinh theo các phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đòi hỏi chủ thể giáo dục phải đầu tư nhiều hơn cho lao động sư phạm, cho quá trình học hỏi để khơng ngừng nâng cao sự hiểu biết, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Kết hợp hài hòa các phương pháp giáo dục khơng có một cơng thức chung cụ thể, chi tiết và bất biến mà phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận tác động giáo dục của đối tượng và trong những điều kiện, hồn cảnh, mơi trường nhất định.
- Phương pháp trao đổi trực tiếp với học sinh, thăm dò dư luận
(trong học sinh, cộng đồng dân cư…) là phương pháp thường được áp dụng đối với những học sinh có hồn cảnh khó khăn (về kinh tế, về các vấn đề gia đình như cha mẹ ly hơn, bất hịa…) cũng là một trong những phương pháp có ý nghĩa quan trọng giúp chủ thể giáo dục nắm được thông tin cần thiết cũng như tâm tư nguyện vọng của học sinh, trên cơ sở đó tìm ra cách
thức tác động phù hợp hoặc hỗ trợ kịp thời cho chủ thể khác trong hoạt động giáo dục.
1.3.6. Kết quả giáo dục pháp luật
Trong hệ thống các mục đích của giáo dục pháp luật thì mục đích hình thành hành vi hợp pháp cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kết quả của giáo dục pháp luật được biểu hiện ở ứng xử theo pháp luật của mọi học sinh, đây chính là cái đích cần đạt được của giáo dục pháp luật. Giáo dục các hành vi hợp pháp là giáo dục để hình thành ở học sinh thói quen tn thủ theo pháp luật. Thói quen phần lớn là kết quả của niềm tin bên trong và sự tự ý thức sâu sắc được lặp đi lặp lại nhiều lần thông qua các hành vi xử sự. [25]