7. Cấu trúc luận văn
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.5.3.1. Về chủ quan
Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ cũng như chính sách hợp lý hỗ trợ công tác GDPL.
Nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường THCS chưa đầy đủ, nên thiếu sự đầu tư, quan tâm đúng mức đối với công tác này.
Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện công tác giáo dục pháp luật của một số cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc triển khai thực hiện công tác GDPL cho học sinh thiếu sự kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời. Do vậy, chưa có sự khen thưởng kịp thời để động viên những tập thể cá nhân làm tốt cũng như chưa trách phạt kịp thời những cá nhân vi phạm.
Tổ chức bộ máy chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng trong nhà trường cũng như nhà trường chưa xây dựng, thiết lập được mối quan hệ chặt chẻ với gia đình, chính quyền, các cơ quan chức năng để tranh thủ, huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
Đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh: Giáo viên chủ nhiệm; Giáo viên dạy môn giáo dục công dân - một bộ phận giáo viên chưa được chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng giáo dục pháp luật nên trong thực hiện lúng túng, hiệu quả chưa cao.
2.5.3.2.Về khách quan
Tác động ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường của xã hội có những ảnh hưởng nhất định. Học sinh dễ bị dụ dỗ, lôi kéo dẫn đến vi phạm phạm luật, tạo khó khăn trong cơng tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
Thiếu các văn bản quy định, chỉ đạo cụ thể về giáo dục pháp luật đối với các trường THCS nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Các chế tài của pháp luật còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe người vi phạm pháp luật.
Điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
Chưa có chế tài hợp lý đối với cơng tác GDPL cũng như chưa xây dựng nội dung chi tiêu cho công tác GDPL.
Các văn bản chỉ đạo về công tác GDPL chưa thực sự bám sát thực tế trường học.
Sự quan tâm phối hợp của các lực lượng xã hội với nhà trường trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh chưa cao, chưa tạo được sự thống nhất để thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THCS…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định thấy rằng hoạt động này đã đạt được những thành công đáng kể. Các trường đã quan tâm đến cơng tác GDPL cho học sinh, có kế hoạch hoạt động, thường xuyên kiểm tra, giám sát, xác định đúng mục tiêu và nội dung phù hợp. Mặc dù vậy, còn những hạn chế cần quan tâm:
- Nhận thức về cơng tác giáo dục pháp luật nói chung của một số cán bộ, giáo viên và HS chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá của một số lãnh đạo các trường THCS đôi khi chưa sâu sát. Có Trường cịn coi giáo dục pháp luật là mơn phụ nên chưa có sự đầu tư đúng mức.
- Đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn thiếu và yếu, nhất là về kiến thức pháp luật, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm thực tế và phương pháp báo cáo nên chưa thu hút cao trong quá trình truyền đạt. Hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật còn nghèo nàn, chưa phong phú, giáo dục pháp luật cho người học chưa gắn với các hoạt động thực tiễn nên chưa khắc sâu kiến thức và tạo sự hấp dẫn đối với học sinh.
- Tác động ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường của xã hội có những ảnh hưởng nhất định. Học sinh dễ bị dụ dỗ, lôi kéo dẫn đến vi phạm phạm luật, tạo khó khăn trong cơng tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, vấn đề đặt ra là cần tìm biện những pháp phát huy thế mạnh, cơ hội đang có để khắc phục những tồn tại, yếu kém đang gặp phải, tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Biện pháp quản lý ấy phải cần thiết và khả thi đảm bảo ổn định và phát triển.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH