CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO

PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.5.1. Yếu tố khách quan

Công tác giáo dục pháp luật và quản lý giáo dục pháp luật bao giờ cũng diễn ra trong môi trường khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Vì thế nó chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường trung học cơ sởđến hoạt động quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở bao gồm:

- Văn bản chỉ đạo từ cấp trên đối với công tác giáo dục pháp luật rất đa dạng, bao gồm các văn bản về phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật, dạy môn giáo dục công dân v.v... từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Văn bản chỉ đạo từ cấp trên là hành lang pháp lý cho công tác quản lý giáo dục pháp luật của hiệu trưởng trong nhà trường trung học cơ sở.

- Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội đối với giáo dục pháp luật có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý giáo dục pháp luật trong nhà trường. Môi trường được hiểu như nơi diễn ra các hành vi pháp luật của học sinh nhưng đồng thời

cũng là yếu tố chi phối công tác giáo dục pháp luật và quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh. Nếu như nhà quản lý tính được mối quan hệ giữa môi trường xã hội bên ngồi với cơng tác quản lý giáo dục pháp luật, để từ đó tận dụng ảnh hưởng tích cực xã hội đến cơng tác quản lý giáo dục pháp luật, thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật.

- Thái độ từ phía gia đình đối với việc giáo dục pháp luật cho học sinh có ảnh hưởng quyết định đến cơng tác quản lý giáo dục pháp luật trong nhà trường cơ sở, bởi vì gia đình là nơi sinh thành, ni dưỡng, giáo dục trực tiếp học sinh trung học cơ sở. Nếu như gia đình có thái độ tích cực với cơng tác quản lý giáo dục pháp luật thì hiệu quả của cơng tác quản lý giáo dục pháp luật sẽ được nâng cao.

- Ảnh hưởng của các cơ quan chức năng có liên quan đến giáo dục pháp luật cho học sinh (cơng an, tịa án…). Cơng tác quản lý giáo dục pháp luật khơng chỉ có một chủ thể là nhà trường mà có nhiều chủ thể quản lý phối hợp đứng ở các góc độ khác nhau của xã hội. Vì vậy, tổ chức phối hợp giữa các chủ thể quản lý đó tức là giữa nhà trường với cơ quan chức năng có liên quan đến giáo dục pháp luật và quản lý giáo dục pháp luật thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh.

- Sự thống nhất chỉ đạo của các cơ quan đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh. Hiện nay trong xã hội cũng dễ xảy ra sự chỉ đạo không thống nhất dẫn đến hiệu quả giáo dục pháp luật thấp. Vì vậy tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan chức năng đối với giáo dục pháp luật sẽ tạo ra hiệu quả cao trong giáo dục pháp luật cho học sinh.

- Truyền thông và thông tin phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Mọi hành vi pháp luật của học sinh và giáo dục pháp luật của các cơ quan chức năng sẽ có hiệu quả cao nếu như cơng tác truyền thông và thông tin phổ

biến giáo dục pháp luật tốt. Vì vậy công tác truyền thông và thông tin phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý giáo dục pháp luật trong nhà trường.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Công tác giáo dục pháp luật và quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sởchịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố chủ quan thuộc về cán bộ quản lý, học sinh và các tổ chức trong nhà trường trung học cơ sở.

Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu pháp luật chưa cao. Đa số học sinh khi vào trường đều chú trọng vào việc học các kiến thức chun mơn mà ít quan tâm đến việc tìm hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ đó thiếu các kiến thức về chính trị, pháp luật dẫn đến chưa hình thành được ý thức sống, làm việc, học tập theo Hiến pháp và pháp luật. Một số học sinh dễ dàng bị các phần tử xấu lôi kéo, bị tác động bởi các mặt trái của cơ chế thị trường, v.v...dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí do khơng hiểu pháp luật một số học sinh thực hiện các hành vi gây nguy hại cho xã hội mà khơng biết rằng mình đã vi phạm pháp luật.

Công tác giáo dục pháp luật cho học sinh chưa thật sự được quan tâm: Việc giáo dục pháp luật ở các trường học hiện nay còn thiếu đồng bộ, nội dung còn chung chung, thiếu cập nhật, hình thức giáo dục nhìn chung chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao, các hoạt động tuyên truyền pháp luật như văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt đội, nhóm chưa lơi cuốn, thu hút được đóng đảo học sinh tham gia. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các trường hiện nay còn thiếu và yếu, chủ yếu là các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn nhiều bất cập. Hiện nay, ở nhiều gia đình quan niệm rằng cơng tác giáo dục pháp luật là trách nhiệm của nhà trường, của xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giáo dục pháp luật đóng vai trị đặc biệt quan trọng và mang tính chiến lược trong sự phát triển bền vững của đất nước nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi pháp luật tích cực cho hoạt động thực tiễn của con người. Trong đó, giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS luôn đặc biệt được chú trọng bởi đây là lực lượng đại diện cho tuổi trẻ, có tri thức, có năng lực, tự chủ, sáng tạo, sống có chuẩn mực và là nguồn dự trữ cơ bản, là nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc.

Chương 1 của luận văn trình bày khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề, làm rõ một số khái niệm cơ bản như: quản lý; quản lý giáo dục; pháp luật; giáo dục pháp luật; xác định mục đích, nội dung, các phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS.

Kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1 là cơ sở khoa học cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đề xuất biện pháp ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)