Mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 112 - 115)

3.5. KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VỀ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.5.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Các biện pháp chúng tôi đưa ra là cả một quá trình nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn ở các nhà trường kết hợp với sự phân tích, khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với lãnh đạo, Đoàn thanh niên , GV các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định. Vì thế cần khảo nghiệm lại trên chính các trường đã nghiên cứu để đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất.

3.5.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

Biện pháp 2 Biện pháp 5 Biện pháp 1 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

3.5.3. Phương pháp và đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi đã lấy ý kiến để khảo nghiệm 175 CBQL, GV và CB Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, đồng thời tiến hành xử lý số liệu theo công thức sau:

Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:

- Rất cần thiết : 4 điểm; - Rất khả thi : 4 điểm; - Cần thiết : 3 điểm; - Khả thi : 3 điểm; - Ít cần thiết : 2 điểm; - Ít khả thi : 2 điểm; - Không cần thiết : 1 điểm; - Không khả thi : 1 điểm. X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n : Số người tham gia đánh giá

Sau khảo sát nếu các biện pháp có tỷ lệ % ý kiến được hỏi nhỏ hơn 50% thì biện pháp đó được coi là khơng cần thiết hoặc khơng khả thi. Các biện pháp có tỷ lệ % ý kiến được hỏi thỏa mãn từ 75% trở lên là biện pháp có tính cần thiết hoặc khả thi cao.

3.5.4. Kết quả khảo nghiệm

* Về tính cần thiết của các biện pháp

k i i i n X K X n   

Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

(Với ∑ là tổng điểm của 3 mức đánh giá, X̅: Điểm trung bình, 1≤ X ≤ 4)

Tên biện pháp Tổng hợp phiếu đánh giá X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL TL SL TL SL TL SL TL

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV và HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

54 31% 84 48% 33 19% 4 2% 538 3.07 1

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh

54 31% 82 47% 34 19% 5 3% 535 3.06 2

Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

51 29% 82 47% 32 18% 10 6% 524 2.99 4

Đa dạng hố nội dung, hình thức và đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

51 29% 80 46% 32 18% 12 7% 520 2.97 5

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

51 29% 82 47% 33 19% 9 5% 525 3.00 3

(Nguồn: phiếu khảo sát)

Với kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy các đối tượng tham gia trưng cầu ý kiến đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý công tác GDPL

các trường THCS ở huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định có mức cần thiết cao. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:

Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ GV, HS

về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở” có điểm trung bình x̅ =3,07 xếp bậc 1/5.

Biện pháp: “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh” có điểm trung bình x̅= 3,06 xếp

bậc 2/5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)