Mục tiêu giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Mục tiêu giáo dục pháp luật

Mục tiêu của giáo dục pháp luật trong trường trung học cơ sở là giúp cho học sinh những hiểu biết về pháp luật, về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân… biết sống và hành động đúng những quy định của pháp luật, có ý thức đấu tranh với những biểu hiện vi phạm pháp luật.

- Mục tiêu nhận thức: nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng pháp luật

cho học sinh, hình thành niềm tin vào pháp luật của học sinh để giúp cho học sinh có động lực bộc lộ các hành vi pháp luật của cá nhân trước các quy định pháp luật của nhà nước. Nhằm cung cấp và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của công dân. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của giáo dục pháp luật, bởi chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào giáo dục pháp luật của mỗi công dân. Hơn nữa, trong điều kiện đất nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập và phát triển thì công tác giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết của Nhà nước mà nhất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mặt khác, công tác giáo dục pháp luật chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng kỷ cương phép nước chưa nghiêm, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước chưa cao, làm giảm hiệu lực của pháp luật.

- Mục tiêu cảm xúc: Nhằm hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm,

tôn trọng pháp luật cho học sinh, hình thành niềm tin vào pháp luật của học sinh để giúp cho học sinh có động lực bộc lộ các hành vi pháp luật của cá nhân trước các quy định pháp luật của nhà nước.

Mục tiêu cảm xúc của hoạt động giáo dục pháp luật là việc giáo dục tình cảm công bằng, tình cảm trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng trước những hành vi vi phạm pháp luật và tình cảm pháp chế. Tất cả những tình cảm này có quan hệ và phụ thuộc vào nhau.

Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết đánh giá hành vi đúng, sai, biết ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, điều chỉnh hành vi của chính mình theo các quy phạm pháp luật.

Giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho một người ý thức được những nghĩa vụ pháp luật cơ bản của mình, thực hiện những hành vi theo yêu cầu của pháp luật.

Giáo dục tình cảm không khoan nhượng trước những hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật của cá nhân.

Giáo dục tình cảm pháp chế hướng vào việc hình thành ý thức tuân thủ pháp luật. Điều đó có nghĩa là người được giáo dục phải ý thức được rằng mọi quyết định của mình phải dựa vào cơ sở pháp luật. Tình cảm pháp chế phát triển sẽ giúp con người chống lại được vi phạm pháp luật bằng sự lên án các vi phạm ấy.

- Mục tiêu hành vi: Giáo dục pháp luật cung cấp tri thức, giáo dục lòng

tin sâu sắc vào pháp luật để con người thực hiện pháp luật một cách tự nguyện, hình thành động cơ và hành vi hợp pháp, tích cực. Như vậy, trong các mục đích giáo dục pháp luật động cơ và hành vi tích cực pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục pháp luật.

Công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường cần phải hình thành cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng pháp luật, theo pháp luật của nhà nước qui định đối với công dân nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng.

Biểu hiện tính tự giác cao độ của niềm tin nội tâm vào pháp luật là sự hình thành thói quen pháp luậtkết quả của quá trình giáo dục pháp luật một cách sâu sắc, thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau để mọi người hiểu biết một cách sâu sắc về sự cần thiết, lợi ích của việc chấp hành pháp luật cũng như các quy phạm pháp luật.

Như vậy, giáo dục pháp luật có ba mục tiêu cụ thể là: Mục tiêu nhận thức, mục tiêu cảm xúc, mục tiêu hành vi. Giữa các mục tiêu này có sự đan xen quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ từ nhận thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực, từ tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật. Vì vậy khi tiến hành giáo dục pháp luật phải hướng hoạt động giáo dục pháp luật vào cả ba mục đích trên. Tuy nhiên để đạt được những mục đích đó cần phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn từng mục đích để có các hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật thích hợp cho từng đối tượng cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)