Đối tượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC

1.3.2. Đối tượng giáo dục

Đối tượng của giáo dục pháp luật là các cá nhân, cơng dân hay nhóm cộng đồng cơng dân, tiếp nhận trực tiếp hay gián tiếp tác động của các hoạt động giáo dục pháp luật tiến hành nhằm đạt được mục đích đề ra.

Học sinh THCS là đối tượng của giáo dục pháp luật phần lớn trong độ tuổi từ 11 đến 15, đây là tuổi chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lứa tuổi này có sự chuyển biến mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm sinh lý, “không hẳn là trẻ con và cũng chưa là người lớn”. Trong giai đoạn này, các em thường bộc lộ những nét tính cách đặc biệt có ảnh hưởng đến q trình giáo dục, nhận thức, hành động như: tâm lý thích cái mới (cả cái mới

tích cực lẫn tiêu cực); nhiệt tình, sơi nổi, chân thành; thích tìm hiểu, khám phá, sáng tạo; giàu óc tưởng tượng; tị mị hay bắt chước; nhiều mơ ước, dễ kết bạn, xả thân vì bạn, thích hoạt động tập thể…

Tuy nhiên, hạn chế của lứa tuổi này là sự thiếu kinh nghiệm sống, sự từng trãi, bồng bột, hấp tấp vội vàng, cả tin, dễ mặc cảm, hay thần tượng hóa (thường là chủ quan), dễ bốc đồng và tổn thương. Điều này khiến các em rất đễ bị kích động, bị lợi dụng. Mặt khác, tính ham hiểu biết ở giai đoạn phát triển cũng dễ dàng dẫn các em đi vào con đường phiêu lưu mạo hiểm, những hành động cực đoan, gây hậu quả khó lường cho xã hội.

Một nghiên cứu khoa học về tuổi vị thành niên của nước ngoài đã đưa ra kết luận: “Tuổi vị thành niên là thời gắn liền với những xung đột và xáo trộn tâm trạng. Những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của trẻ vị thành niên thường dao động giữa tính kiêu ngạo và tính tự ty; giữa sự điềm tĩnh và sự nóng nảy; giữa niềm hạnh phúc và nỗi đau buồn” [22].

Như vậy, ham học hỏi, thích cái mới, tị mị, hay bắt chước làm theo là những đặc trưng nổi bật của tuổi vị thành niên. Chính sự thay đổi về tâm sinh lý ở độ tuổi giao nhau giữa trẻ con và người lớn mà cái tốt lẫn cái xấu của môi trường xung quanh các em đều có thể tiếp thu rất nhanh, từ nhận thức đến hành vi chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Do đó, những tác động giáo dục kịp thời, đúng hướng của gia đình, nhà trường và xã hội có vai trị rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng, đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải có kiến thức và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để lựa chọn cách thức tác động phù hợp. Học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng là những đối tượng cần được quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt trong mọi lĩnh vực, nhất là giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.

Đối tượng giáo dục pháp luật trong trường trung học cơ sở là học sinh trung học cơ sở: Học sinh trung học cơ sở là đối tượng dễ chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xã hội nên việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với thế giới, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, các tệ nạn xã hội và lối sống phương tây cũng xâm nhập và gia tăng như lối thực dụng, các trò chơi game, bạo lực, sex, mại dâm, ma túy, cờ bạc…. Vì thế, việc giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở cần được tiến hành bằng nhiều hình thức, mọi lúc, mọi nơi và trong tất cả các hoạt động nội khóa cũng như ngoại khóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)