Đa dạng hoá nội dung, hình thức và đổi mới phương pháp giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Đa dạng hoá nội dung, hình thức và đổi mới phương pháp giáo

pháp luật cho học sinh

3.3.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa

chuyện thời sự HS tham dự rất đông và chăm chú nghe với thái độ rất nghiêm túc, số lượng từ đầu đến cuối buổi gần như không thay đổi. Song, cũng có những buổi khác Ban tổ chức đã rất vất vả để giữ chân HS lại cho đến cuối buổi. Điều gì đã khiến tình trạng này xảy ra? Đơn giản chỉ là khi nào có nội dung phù hợp với sự quan tâm của HS, khi nào người báo cáo, trình bày có đủ kiến thức, kinh nghiệm để truvền đạt, khi nào hình thức tổ chức phong phú, hấp đẫn thì chắc chắn HS sẽ đến và tham gia nhiệt tình. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý hoạt động dạy và học, đầu tư cho việc bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhất là đối với các môn học GDPL, vì kiến thức của môn học này tạo nên niềm tin ý thức và định hướng cho hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của HS.

3.3.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Có thể nói, việc tăng cường quản lý công tác GDPL cho học sinh không thể tách rời việc tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy các môn GDPL.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn GDPL ngoài việc cung cấp những kiến thức pháp luật còn có vai trò định hướng ý thức pháp luật cho học sinh, giúp học sinh có được cơ sở khoa học để lý giải được hành vi, sự kiện pháp lý, thế nào là vi phạm, thế nào là không vi phạm pháp luật. Thực tế hơn 80% số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, khi đứng trước vành móng ngựa vẫn chưa hiểu hết mình làm vậy là vi phạm pháp luật.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho học sinh, cần làm thường xuyên, kiên trì và phải đạt hiệu quả. HS rất muốn tìm hiểu về pháp luật, nhất là những điều luật liên quan trực tiếp đến sinh hoạt, học tập và tương lai nghề nghiệp của mình.

Thực tế tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp, đa số là do chưa hiểu biết đúng về pháp luật. Tăng cường tuyên truyền GDPL cho học sinh cũng chính là tăng tính tự giác, tính kỉ cương, đảm bảo định hướng đúng đắn cho học

sinh, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

Mỗi hình thức của công tác GDPL có ưu điểm và lợi thế riêng, và tuỳ theo yêu cầu, tính chất, nội dung giáo dục tuyên truyền mà chú trọng từng hình thức hoặc kết hợp các hình thức với nhau nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với HS các trường khi tiến hành công tác GDPL cần phát huy ưu thế của các phương pháp tuyên truyền giáo dục thuộc nhóm đối thoại như trao đổi, tọa đàm, tranh luận, hỏi đáp... và nhóm các phương pháp trực quan, phương pháp sử dụng các phương tiện tượng trưng như sơ đồ, biểu bảng... Phương pháp sử dụng các phương tiện tạo hình như tranh ảnh, pa nô, áp phích, biểu ngữ, mô hình, ti vi, phim đèn chiếu… Phương pháp sử dụng các phương tiện in ấn như sách, báo, tạp chí, tờ gấp, tranh ảnh... và nhóm các phương pháp thực tiễn như tham quan di tích Lịch sử - Văn hoá, tham quan dã ngoại, học tập mô hình điểm, tổng kết điển hình là những phương pháp phù hợp, HS dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện theo. Ngoài ra, trong công tác GDPL cho học sinh cần được lồng ghép tổ chức bằng các hình thức như hội thảo, hội thi và nhất là tổ chức các hoạt động Văn hóa, Văn nghệ, thể thao, các phong trào thi đua, các chiến dịch hành động của tuổi trẻ mang tính xung kích, tình nguyện, hoạt động nhân đạo, từ thiện... sẽ thu hút đông đảo HS tham gia và hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn.

Tồn tại lớn nhất trong hoạt động GDPL cho học sinh ở các trường THCS hiện nay là còn nặng về lý thuyết, nội dung đơn điệu, chủ yếu cung cấp điều luật chung chung nên HS dễ nhàm chán. Việc chuẩn bị nội dung của giáo viên còn sơ sài, nhiều lúc chưa đi vào trọng tâm, chưa gắn với thực tế cuộc sống. Vì vậy, cần đổi mới nội dung GDPL theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nội dung pháp luật phải nhằm trang bị cho học sinh những nguyên lý, lý luận, phương pháp luận cần thiết để, một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho

học sinh, mặt khác giúp cho học sinh có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống.

Định kỳ hàng tháng giáo viên phải có báo cáo kết quả thực hiện từ đó xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định nội dung GDPL thời gian tiếp theo.

Việc xác định đúng, đủ nội dung hoạt động GDPL có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động GDPL, tuy nhiên, nội dung GDPL không thể tự đi vào nhận thức, tình cảm của học sinh, mà phải thông qua cách thức tác động phù hợp với đặc thù và khả năng tiếp nhận của học sinh.

Trước hết, tăng cường hình thức phổ biến, tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục rất quan trọng và hiệu quả, nó không chỉ truyền đạt thông tin mà còn truyền cảm xúc, thái độ, sắc thái tình cảm sang người nghe, làm cho người nghe đón nhận vấn đề bằng cả lý trí và tình cảm. Vì vậy, cần đa dạng hóa cách thức thể hiện, không chỉ thông qua buổi lên lớp mà bằng những cách thức như tọa đàm, buổi nói chuyện, hoạt cảnh tình huống, lời ca, tiếng hát... Khi GDPL qua phương tiện thông tin đại chúng, các bài viết cần đi vào những vấn đề thực tiễn, đặt ra và định hướng giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội. Xây dựng trang web riêng về công tác GDPL để HS có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống pháp luật của HS. Bài viết phải thể hiện thái độ dứt khoát, thẳng thắn, có tính đấu tranh, cần xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật qua các hoạt cảnh trên phát thanh hoặc truyền hình và yêu cầu khán giả trả lời có thưởng qua hệ thống tin nhắn, điện thoại và mở thêm các chuyên mục pháp luật với HS.

Ngoài ra, cần lồng ghép việc phổ biến GDPL tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Thông qua các buổi họp, buổi nói chuyện thời sự, sinh hoạt văn nghệ chào mừng các ngày lễ, lễ hội với hình thức là câu chuyện có chủ đề, vở kịch,

bài hò vè, hát đối đáp, bài hát cải biên... Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người HS là một tuyên truyền viên trong cộng đồng. Chú trọng nâng cao hiệu quả hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý hấp dẫn và bổ ích. Tuy nhiên, trong thực tế các cuộc thi, đặc biệt là thi viết vẫn mang tính hình thức, việc chép lại, in lại đáp án còn phổ biến. Do vậy, đối với nội dung thi viết câu hỏi theo hướng mở đồng thời qui định nếu bài làm hoàn toàn giống nhau sẽ bị loại. Nên mở rộng hình thức thi qua sân khấu, vừa đa dạng cách thức chuyển tải nội dung vừa hấp dẫn lôi cuốn người xem, vừa có tác dụng phổ biến vừa có tác đụng giáo dục. Các cuộc thi này được phát trên truyền hình sẽ phát huy tác dụng giáo dục mạnh.

Đối với hình thức GDPL qua hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động phối hợp với các chuyên gia tư vấn pháp lý. Khi trợ giúp, một mặt vừa giúp đỡ, giải quyết vấn đề đối tượng quan tâm, mặt khác trang bị vốn kiến thức cho họ, giúp họ có khả năng xử lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Một hình thức GDPL nữa cần đặc biệt chú trọng, đó là dạy học pháp luật ở nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong trường học là con đường đem lại hiệu quả GDPL cao. Muốn vậy, cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và hình thức ngoại khóa pháp luật. Dạy học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn cùng các em đi vào thực tế cuộc sống, vừa trang bị kiến thức vừa giúp các em tích lũy vốn sống và rèn luyện để trở thành chủ thể pháp luật có tri thức, có văn hóa pháp lý.

Việc lựa chọn hình thức phù hợp là vấn đề quan trọng nhưng chưa đủ, chủ thể quản lý GDPL còn cần phải biết sử dụng phương pháp GDPL tối ưu để thực hiện. Muốn có phương pháp GDPL hiệu quả phải xuất phát từ đối tượng, nội dung cụ thể. Phương pháp GDPL không chỉ nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật mà còn cung cấp phương pháp tiếp cận, phương pháp giải quyết vấn đề cho các đối tượng, giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào

thực tiễn đời sống xã hội. Xu hướng chung là tránh sự truyền đạt một chiều mà tăng cường giao lưu, đối thoại, phát huy tính tích cực của đối tượng, cần nêu vấn đề, nêu các tình huống, các vụ án để người nghe tiếp cận, nhận diện và xử lý, sau đó báo cáo viên, tuyên truyền viên chốt lại vấn đề trên cơ sở qui định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)