Về phương pháp giáo dục pháp luật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 60)

Biểu đồ 3.3 Tương quan về tính khả thi của từng biện pháp

3. Về phương pháp giáo dục pháp luật:

Bảng 2.9: Các phương pháp giáo dục pháp luật chủ yếu cho học sinh ở các trường THCS

Phương pháp Số lượng Tỉ lệ %

Thuyết trình kết hợp vấn đáp tích cực 50 28,3% Đặt tình huống và giải quyết vấn đề 67 38,3%

Thảo luận nhóm 34 19,4%

Các tình huống giả định 16 8,9%

Phương pháp khác 9 5,0%

Qua kết quả khảo sát cho thấy, phương pháp “Đặt tình huống và giải quyết vấn đề” chiếm tỉ lệ cao nhất 38,3%. Trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh, các phương pháp khác như: “Thuyết trình kết hợp vấn đáp tích cực”, “Thảo luận nhóm”…cũng được sử dụng ở những mức độ khác nhau.

2.3.3.4. Về kết quả giáo dục pháp luật

Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên về kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh

Kết quả Số lượng Tỉ lệ %

Tốt 45/70 64,3

Khá 25/70 35,7

Trung bình 0/70 0

Yếu 0/70 0

Kết quả điều tra cho thấy, kết quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS trong thời gian qua đạt ở mức tốt và khá.

2.4. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.4.1. Khảo sát thực hiện nội dung quản lý

2.4.1.1. Về quản lý mục tiêu

Bảng 2.11. Ý kiến về quản lý mục tiêu công tác giáo dục pháp luật

Mục tiêu giáo dục pháp luật Số lượng Tỉ lệ (%)

Xây dựng mục tiêu phù hợp dựa trên thực

tế của nhà trường 124 70,9% Định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu dạy

giáo dục pháp luật phù hợp với thực ttiễn và nhu cầu của người học

100 57,1%

Mục tiêu dạy GDPL đã đặt ra được xem

là chuẩn để đánh giá kết quả GDPL 157 89,7% Qua bảng số liệu trên thấy được đa số cán bộ quản lý và GV đều cho rằng các trường xây dựng mục tiêu phù hợp với thực tế của trường, đây là vấn đề quan trọng để tạo được sự thích thú của học sinh cũng như đúng trọng tâm những gì học sinh đang cần biết. Hơn nữa, ở các trường cũng đã coi mục tiêu dạy GDPL đã là chuẩn để đánh giá kết quả GDPL chiếm tỉ lệ 89,7%. Việc xác định mục tiêu vơ cùng quan trọng, nó giống như bản đồ để dẫn dắt chúng ta đi đúng và sẽ có kết quả sớm nhất.

2.4.1.2. Về thực trạng quản lý nội dung, chương trình

Để đánh giá thực trạng quản lý nội dung, chương trình chúng tơi đã hỏi ý kiến của 175 cán bộ quản lý và GV. Nội dung hỏi theo các tiêu chí về quy trình tổ chức xây dựng, tính thiết thực của nội dung chương trình, việc kiểm tra, đánh giá và cập nhật. Phiếu thu về đầy đủ, kết quả trả lời hợp lệ và đều được xử lý, tổng hợp; kết qủa như Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục pháp luật của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở

Các loại kế hoạch Số lượng Tỉ lệ %

Chương trình, nội dung được soạn thảo theo quy trình cụ thể, có tổ chức thẩm định, có quyết định ban hành chương trình, nội dung

128 73,1%

Chương trình, nội dung được xây dựng với sự

tham gia của giáo viên và cán bộ quản lý 144 82,3% Chương trình, nội dung có mục tiêu cụ thể rõ

ràng, cấu trúc hợp lý, được thiêt kế một cách hệ thống

78 44,6%

Chương trình, nội dung dạy đáp ứng được mục

tiêu dạy đã được xác định 136 77,7%

Chương trình, nội dung phù hợp với đặc điểm

nhận thức có tính chất nghiên cứu của học sinh 93 53,1% Thanh tra, kiểm tra nội dung, chương trình theo

kế hoạch 110 62,9%

Rà sốt, điều chỉnh chương trình nội dung dạy theo định kỳ phù hợp với mục tiêu dạy đã điều chỉnh

119 68,0%

Chương trình, nội dung được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá

99 56,6%

Nội dung được đánh giá cao là chương trình, nội dung được xây dựng với sự tham gia của giáo viên và cán bộ quản lý với tỉ lệ cao 82,3%. Đây là một trong các vấn đề cơ bản vì thể hiện sự thống nhất của cán bộ quản lý và GV trong nhà trường, sự quan tâm đến việc truyền đạt những nội dung gì cho

học sinh. Nhưng lại thể hiện sự bất cập là chương trình, nội dung có mục tiêu cụ thể rõ ràng, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống lại đánh giá tỉ lệ chiếm 44,6% đây là con số tương đối thấp.

Kết quả đánh giá cho thấy mặc dù cán bộ quản lý và GV cùng nhau tham gia xây dựng chương trình, thống nhất nội dung nhưng việc thể hiện mục tiêu về nội dung, chương trình lại chưa cụ thể, rõ ràng, chưa hợp lý. Vì vậy các trường cần phải thực sự chú ý đến chất lượng và hiệu quả mà mình cần làm, khơng nên chỉ ngồi với nhau chỉ bằng hình thức làm để cho có làm như thế là việc làm chưa đến nơi đến chốn và chắc chắn hiệu quả công tác GDPL sẽ khơng đi đúng trọng tâm.

2.4.1.3. Quản lý hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục pháp luật

Bảng 2.13. là kết quả đánh giá của 175 CBQL và GV về mức độ quản lý hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Bảng 2.13. Mức độ quản lý hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Mức độ Số lượng Tỉ lệ

Rất chặt chẽ 26 14,9%

Chặt chẽ 69 39,4%

Tương đối chăt chẽ 70 40,0%

Không chặt chẽ 10 5,7%

Qua khảo sát thực tế ta thấy được thực trạng quản lý hình thức và phương pháp GDPL ở các trường chưa thực sự chặt chẽ. Đây là con số đáng buồn, đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo các trường cần phát huy và nghiêm túc, chặt chẽ hơn nữa trong việc quản lý hình thức và phương pháp GDPL cho học sinh. Vì hình thức và phương pháp có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh.

Biểu đồ 2.2. Tương quan đánh giá về mức độ quản lý giáo dục pháp luật

2.4.1.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật.

Để đánh giá tần suất tiến hành và mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh

giá kết quả công tác GDPL, chúng tôi trưng cầu ý kiến của 175 CBQL và GV và kết quả được trình bày dưới đây.

Kết quả đánh giá cho thấy được đa số các trường đều tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên vào học kỳ là 89,5% và cuối năm học với tỉ lệ 93,5%, còn đánh giá hàng quý là 30,5% và đánh giá hàng tháng 9,2%. Đây là con số cùng với bảng số liệu ta thấy được rằng các trường chưa tập trung vào việc đánh thường xuyên định kỳ hàng tháng, hàng quý để kịp thời phát hiện những thiếu sót cần chấn chỉnh, khi đến học kỳ và cuối năm học thì những hạn chế trong thời gia qua khơng sửa đổi kịp thời. Vì vậy nó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả công tác GDPL chưa cao, chưa được xem trọng, đánh giá cao. Ngoài ra, mức độ đánh giá đạt được của CBQL và GV về việc này cũng chưa cao. Đây là việc mà đồi hỏi chúng ta cần có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gia tới nếu chúng ta hy vọng sẽ có một kết quả tốt trong công tác GDPL cho học sinh THCS.

Bảng 2.14.Tần suất và mức độ thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh gía kết quả giáo dục pháp luật ở các trường trung học cơ sở

T T

Sơ, tổng kết, đánh giá, khen thưởng

Tần suất tiến hành % Mức độ đat được %

Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng có Tốt Khá TB Yếu 2 Tiến hành hàng tháng 9,2 21 69,8 25,9 50,3 20,6 3,2 3 Tiến hành hàng quý 30,5 50,1 19,4 33,4 51,2 10 5,4 4 Tiến hành học kỳ 89,5 10,5 0 43,9 50,7 4,5 0,9

5 Tiến hành cuối năm học 93,5 6,5 0 69 20,5 10 0,5

2.4.1.5. Thực trạng quản lý điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường

Các nhận định, đánh giá dưới đây (cho các mục a và b) được rút ra từ kết quả khảo sát, thăm dị thơng qua phiếu hỏi đối với 175 CBQ và GV ở 9 trường THCS được khảo sát.

a. Về CSVC trang thiết bị phục vụ công tác GDPL cho học sinh

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác GDPL thì việc phương tiện, trang thiết bị, CSVC phục vụ đóng vai trị rất quan trọng. Song song với việc mua sắm trang thiết bị, thì yếu tố quản lý và sử dụng, bảo quản và khai thác tốt trang thiết bị là yếu tố cực kỳ quan trọng. Kết quả khảo sát về CSVC trang thiết bị phục vụ như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho công tác giáo dục pháp luật ở các trường trung học cơ sở

Mức độ Số lượng Tỉ lệ%

Rất tốt 52 29,7%

Khá tốt 95 54,3%

Chưa tốt 18 10,3%

Ở đây ta thấy rằng 54,3% ý kiến cho rằng thực trạng về điều kiện cho triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDPL ở mức độ khá tốt. Nhưng bên cạnh vẫn còn ý kiến cho rằng chưa tốt với tỉ lệ 10,3% tuy rằng không phải là con số lớn nhưng nó cũng phản ánh vấn đề có nơi chưa thực sự quản lý và quan tâm đúng đến CSVC, trang thiết bị phục vụ và điều tất yếu yêu cầu lãnh đạo các trường phải có kế hoạch, giải pháp trong khoảng thời gian đến.

b. Về việc thực hiện chế độ chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật cho học sinh

Khi nói về chế độ thì nó là cũng là trong những vấn đề quan trọng vì hiện nay nhiều trường nguồn kinh phí chi cho cơng tác GDPL gặp nhiều khó khăn, có những hoạt động diễn ra nhưng khơng có nguồn chi hoặc những người làm công tác GDPL theo sự phân công của lãnh đạo thì khơng hưởng chế độ mà cơng việc bắt buộc mang tính kiêm nhiệm. Qua thực tế lấy phiếu trưng cầu của cán bộ quản lý và GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định, kết quả đem về như sau:

Bảng 2.16. Thực hiện chế độ chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Rất tốt 3 1,7%

Tốt 12 6,9%

Tương đối tốt 16 9,1%

Chưa tốt 144 82, 3%

Thực tế số liệu trên từ ý kiến của cán bộ quản lý và GV đa số đều cho rằng: Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật là chưa tốt chiếm 82,3% đây là vấn đề hết sức chú ý nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người dạy, vì đây không phải là chuyên môn của họ nhưng khi thực hiện kiêm nhiệm thì vẫn khơng có hưởng đầy đủ các chế độ. u cầu các

trường cần có những đề xuất với cấp trên hoặc có những biện pháp căng cơ để giải quyết tình trạng trên nhằm thực hiện tốt công tác GDPL cho học sinh.

2.4.2. Khảo sát việc thực hiện chức năng quản lý

2.4.2.1. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật

Nếu hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức thì biểu hiện quan trọng nhất của kết quả quản lý là sự quan tâm của CBQL, GV và học sinh đối với cơng tác giáo dục pháp luật. Có sự quan tâm, họ sẽ giành tâm huyết, trí tuệ cho dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác GDPL cho học sinh. Vì vậy, để đánh giá thực trạng về quản lý nâng cao nhận thức, chúng tôi tiến hành thăm dò về sự quan tâm của 2 nhóm đối tượng, gồm trên 175 CB-GV và trên 900 học sinh; kết quả thể hiện ở Bảng 2.17 và Bảng 2.18.

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã nhận thức và thấy rõ được vai trị, ý nghĩa to lớn của cơng tác GDPL ở các trường THCS. Có 141/175 người trong tổng số cán bộ, giáo viên đều tra đều cho rằng có quan tâm đến cơng tác GDPL. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, hình thành niềm tin và sẽ có định hướng tốt cho việc đưa GDPL đi vào cuộc sống đúng theo quỹ đạo mà Đảng, Nhà nước ta đã xác định.

Bảng 2.17. Sự quan tâm của cán bộ, giáo viên đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học cơ sở

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Quan tâm 141 80.6%

Bình thường 34 19.4%

* Đối với học sinh

Bảng 2.18. Mức độ quan tâm của học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Quan tâm 611 67.9%

Bình thường 223 24.8%

Không quan tâm 66 7.3%

Với 900 phiếu thăm dò ý kiến học sinh, đa số các em đều quan tâm đến công tác GDPL hiện nay chiếm 67,9%. Việc các em quan tâm đến công tác GDPL được tỉ lệ cao như thế này nó thể hiện tín hiệu bước đầu cho những người làm công tác GDPL thấy rõ rằng, mình cần có nhiều hình thức và thường xuyên báo cáo công tác GDPL đến với các em. Ngược lại số không quan tâm đến công tác GDPL chiếm 7,3% không ảnh hưởng nhiều đến công tác GDPL chung.

Cán bộ, giáo viên Học sinh

Biểu đồ 2.3. Sự quan tâm của cán bộ, giáo viên và học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật

2.4.2.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật

* Về xây dựng kế hoạch

Việc xây dựng kế hoạch công tác GDPL cho học sinh là việc vô cùng cần thiết. Kết quả điều tra thể hiện như sau:

Bảng 2.19. Đánh giá mức độ về xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật

T T Các loại kế hoạch Mức độ Tốt Tỉ lệ % Bình thường Tỉ lệ % Chưa tốt Tỉ lệ % 1 Kế hoạch GDPL cho học kỳ 123 70,3 43 24,6 9 5,1 2 Kế hoạch GDPL cho từng tháng 77 44,0 59 33,7 39 22,3

3 Kế hoạch cho các đợt thi đua

vào những ngày lễ lớn 136 77,7 34 19,4 5 2,9

4 Kế hoạch lồng ghép, ngoại

khóa 108 61,7 50 28,6 18 10,3

5 Kế hoạch GDPL cho cả năm 122 69,7 44 25,1 9 5,1

Kết quả ở bảng cho thấy có đa số ý kiến cho rằng nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch cho năm học các kế hoạch cho hoạt động khác ở mức tốt đa số chiếm trên 51%, nhưng bên cạnh ấy vẫn còn một số ý kiến cho rằng mức độ xây dựng kế hoạch chưa tốt cho các loại kế hoạch còn tồn tại. Mặc dù các loại kế hoạch có được xây dựng, nhưng nội dung vẫn còn chưa tốt, đây là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo các trường cần phải thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả hơn để có những kết quả đáng mong đợi đề ra như mục tiêu xác định ban đầu. Nếu kế hoạch đặt ra nhưng thực hiện khơng tốt thì nó có mặt tiêu cực trở lại đối với công việc mà chúng ta đang thực hiện, hơn nữa nó ảnh hưởng đến việc vận động, khuyến khích người làm cơng tác GDPL và người được giáo dục.

*Về điều hành, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Đối với bất kỳ công việc nào việc điều hành, tổ chức, chỉ đạo là yếu tố vơ cùng quan trọng khơng thể thiếu, nó thể hiện được năng lực và cách làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)