7. Cấu trúc luận văn
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp đều có những vị trí và vai trị nhất định trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, khơng có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời, mỗi biện pháp quản lý phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, người quản lý phải vận dụng nhiều biện pháp phối hợp để giải quyết, phải tùy theo cơng việc, con người, hồn cảnh, điều kiện... mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp bởi vì các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở trường THCS ln có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau.
Các biện pháp quản lý được đề xuất trên đây nhằm mục đích tăng cường hiệu quả quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS ở huyện Vĩnh Thạnh trong giai đoạn hiện nay. Như đã phân tích ở trên, các biện pháp được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn. Mỗi biện pháp có vị trí và vai trị riêng, mang tính độc lập tương đối, đồng thời có mối quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trong thực tế để thực hiện tốt các mục tiêu công tác quản lý không chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện các biện pháp, mà còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm và điều kiện cụ thể, bởi lẽ mỗi biện pháp có một đặc tính khác nhau tùy từng điều kiện và thời điểm cụ thể mà mỗi biện pháp sẽ mang lại những hiệu quả quả nhất định, có biện pháp mang lại hiệu quả cấp thiết nhưng cũng có biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài.
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên,
học sinh trung học cơ sở.
Biện pháp 2. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường
tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh.
Biện pháp 3. Kiện tồn bộ máy tổ chức quản lý cơng tác giáo dục pháp
luật cho học sinh trung học cơ sở.
Biện pháp 4. Đa dạng hoá nội dung, hình thức và đổi mới phương pháp
giáo dục pháp luật cho học sinh.
Biện pháp 5. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
Năm biện pháp trên phải được áp dụng linh động và được tổ chức triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các biện pháp nêu trên để mang lại hiệu quả quản lý thì chưa đủ mà cịn phụ thuộc vào cách thức tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp sao cho hợp lý, đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học.
Thực tế tùy điều kiện cụ thể từng trường, từng môi trường học tập mỗi biện pháp nêu trên thể hiện tính chất và vai trị khác nhau. Có thể giải pháp nào đó là cấp thiết, quan trọng ở một thời điểm của trường này nhưng lại có tính lâu dài, giữ vai trị điều kiện ở một trường khác. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác GDPL ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định, hiệu trưởng cần phải thực hiện có hệ thống, đồng bộ và linh hoạt các biện pháp nêu trên.
Biểu đồ 3.1. Mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp