Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 58 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC

2.3.3. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS

2.3.3.1. Về nội dung giáo dục pháp luật

Qua khảo sát 175 cán bộ quản lý và giáo viên với câu hỏi: “ Nội dung giảng dạy pháp luật ở nhà trường trong thời gian qua phù hợp với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ do Bộ GD&ĐT ở mức độ nào”?. Kết quả như sau:

Kết quả điều tra cho thấy, nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ở nhà trường trong thời gian qua tương đối phù hợp. Mức độ đánh giá rất phù hợp ( chiếm 14,3%) và phù hợp (chiếm 58,9%).

Bảng 2.7: Mức độ phù hợp về nội dung giảng dạy pháp luật ở nhà trường

Nội dung quản lý Số lượng (người) Tỉ lệ %

Rất phù hợp 25 14,3%

Phù hợp 103 58,9%

Chưa phù hợp lắm 47 26,9%

Hồn tồn khơng phù hợp 0 0,0%

Lý do của sự phù hợp theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS là: Cung cấp kiến thức, khái niệm cơ bản làm nền tảng cho nhận thức và lý luận; Giúp các em có nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn, đồng thời góp phần hình thành lối sống lành mạnh cho các em ngay từ ban đầu.

Tuy vậy, vẫn có 26.9% ý kiến đánh giá nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh chưa phù hợp với các lý do: Có nhiều khái niệm trừu tượng, khó hiểu; Nội dung còn dài nên khó giảng cho học sinh… đặc biệt HS dân tộc thiểu số tại các trường ở huyện Vĩnh Thạnh (Địa bàn vẫn cịn nhiều xã thuộc vùng khó khăn của tỉnh Bình Định).

2.3.3.2. Về hình thức giáo dục pháp luật

Kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8: Những hình thức GDPL chủ yếu ở trường THCS Hình thức Hình thức Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Thơng qua việc giảng dạy môn học Giáo Dục Công

Dân 165 94,3%

Thơng qua giảng dạy các mơn văn hóa 145 82,9%

Thông qua công tác chủ nhiệm 147 84,0%

Thông qua sinh hoạt dưới cờ vào đầu tuần 95 54,3%

Thông qua giờ sinh hoạt lớp 155 88,6%

Thông qua các hoạt động ngoại khóa (như các hoạt động về nguồn, hoạt động giáo dục truyền thống, tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội…)

85 48,6%

Thơng qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục

thể thao 65 37,1%

Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực

hiện nề nếp, kỷ cương, nội quy của nhà trường 90 51,4%

Các hình thức khác 35 20,0%

Qua khảo sát cho thấy, các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã sử dụng đa dạng các hình thức để giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong đó, hình thức “Thơng qua việc giảng dạy môn học Giáo dục công dân” chiếm tỉ lệ cao nhất 94,3%.

2.3.3.3. Về phương pháp giáo dục pháp luật

Bảng 2.9: Các phương pháp giáo dục pháp luật chủ yếu cho học sinh ở các trường THCS

Phương pháp Số lượng Tỉ lệ %

Thuyết trình kết hợp vấn đáp tích cực 50 28,3% Đặt tình huống và giải quyết vấn đề 67 38,3%

Thảo luận nhóm 34 19,4%

Các tình huống giả định 16 8,9%

Phương pháp khác 9 5,0%

Qua kết quả khảo sát cho thấy, phương pháp “Đặt tình huống và giải quyết vấn đề” chiếm tỉ lệ cao nhất 38,3%. Trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh, các phương pháp khác như: “Thuyết trình kết hợp vấn đáp tích cực”, “Thảo luận nhóm”…cũng được sử dụng ở những mức độ khác nhau.

2.3.3.4. Về kết quả giáo dục pháp luật

Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên về kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh

Kết quả Số lượng Tỉ lệ %

Tốt 45/70 64,3

Khá 25/70 35,7

Trung bình 0/70 0

Yếu 0/70 0

Kết quả điều tra cho thấy, kết quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS trong thời gian qua đạt ở mức tốt và khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)