7. Cấu trúc luận văn
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đối tượng khảo sát: 175 cán bộ quản lý, giáo viên và 900 học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Địa bàn khảo sát gồm các trường: Trường THCS Huỳnh Thị Đào; Trường THCS Vĩnh Hảo; Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh; Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Thuận; Trường PTDT Bán trú THCS Vĩnh Sơn; Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Vĩnh Kim; Trường THCS Vĩnh Hiệp; Trường THCS Vĩnh Quang; Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Hòa.
2.1.3. Nội dung khảo sát
* Đối với học sinh:
- Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về giáo dục pháp luật.
- Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở.
* Đối với cán bộ quản lý, giáo viên:
- Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường. - Thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác hỗ trợ như: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu khảo sát và tổng hợp số liệu.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĨNH THẠNH CỦA HUYỆN VĨNH THẠNH
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Vĩnh Thạnh
* Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, cách huyện Vĩnh Thạnh khoảng 80km về hướng Tây bắc, phía Bắc giáp huyện An Lão, phía Nam giáp huyện Tây Sơn, phía Đông giáp huyện Phù Cát và huyện Hoài Ân, phía Tây giáp huyện KBang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Tổng diện tích đất tự nhiên 72.251,25 ha, có địa hình đa dạng và phức tạp bị chia cắt nhiều sông, suối nên giao thông đi lại khó khăn trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 10.023,86 ha, chiếm 13,87%; đất lâm nghiệp 45.985,22 ha, chiếm 63,65%; đất chuyên dụng 1.117,09 ha chiếm 0,15%; đất chưa sử dụng 11.853,88 ha; đất khu dân cư 270,37 ha và một số diện tích đất chuyên dụng chủ yếu sử dụng cho mục đích giao thông, thuỷ lợi, đất sông suối, mặt nước; đất khai thác vật liệu xây dựng và khoáng sản; đất chuyên dùng khác…
Huyện Vĩnh Thạnh có 09 đơn vị hành chính gồm 8 xã và 1 thị trấn: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh và thị trấn Vĩnh Thạnh với 59 thôn (làng), đa phần các thôn đều là thôn đặc biệt khó khăn;
Tổng dân số khoảng hơn 33.000 người với 9.399 hộ, trong đó dân tộc Kinh 6.896 hộ với 23.253 nhân khẩu, chiếm 70,43%; dân tộc thiểu số 2.503
hộ với 9.762 nhân khẩu, chiếm 29,57%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 50,34% (dân tộc thiểu số chiếm 17,33%), gồm có 8.809 hộ với 31.050 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số có 2.480 hộ với 9.704 nhân khẩu thuộc phạm vi thụ hưởng Chương trình 135.
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện nghèo của cả nước, được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ,
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó chống chọi với thiên nhiên, giặc ngoại xâm, cùng chia sẻ niềm vui, giao lưu văn hóa, giúp nhau phát triển kinh tế.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Vĩnh Thạnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo với phương châm “Tập trung huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở miền núi”... . Nhờ sự quan tâm đó, đời sống của người dân Vĩnh Thạnh, nhất là vùng đồng bào DTTS đã có sự đổi mới.
Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như nỗ lực của người dân, đến nay toàn huyện đã được đầu tư xây dựng hàng trăm công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đời sống vật chất tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, diện mạo nông thôn miền núi của huyện có nhiều đổi thay.
Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên trong thời gian gần đây ở một địa bàn huyện miền núi là điều ai ai cũng rất phấn khởi. Đồng bào các DTTS đã và đang có sự chuyển biến một cách toàn diện cả về kinh tế lẫn các hoạt động văn hóa. Tuy nhiên, sự biến dạng của môi trường sinh thái và môi trường nhân văn diễn ra như một quy luật tất
yếu, chứa đựng trong nó cả những yếu tố tích cực lẫn các mặt tiêu cực, có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc xây dựng đời sống kinh tế xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS đang cư trú ở địa phương.
Qua trao đổi với lãnh đạo cơ quan văn hóa, nghệ nhân là người DTTS và một số PHHS về tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu đến đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào người dân tộc thiểu số, nhất là thế hệ trẻ thì các ý kiến đều cho rằng nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu vừa mang lại những thời cơ và giao lưu Kinh tế - xã hội tích cực, vừa tạo nên những nguy cơ lớn đối với văn hóa dân tộc.
Thực tế cho thấy, một bộ phận dân cư người DTTS, đặc biệt trong thế hệ trẻ có biểu hiện hoang mang, nghi ngờ và chối bỏ các giá trị truyền thống để nhanh chóng hội nhập với cái hiện đại. Các di tích lịch sử, giá trị văn hóa có chứa đựng những giá trị nhân văn chung cho cộng đồng không được quan tâm, khai thác. Hiện tượng một bộ phận người DTTS thích làm nhà theo kiểu người Kinh, một số thanh niên dân tộc thích tổ chức đám cưới theo kiểu người Kinh ở thành phố, không thích ăn mặc trang phục của dân tộc mình, ... là những hiện tượng đã và đang gây hậu quả tiêu cực, sẽ làm mai một, thậm chí tiêu vong một nền văn hóa dân tộc.
- Một số kết quả đạt được năm 2018
a. Tổng giá trị sản xuất tăng 14,7% (Nghị quyết HĐND huyện 14,5%). Trong đó nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8% (Nghị quyết 8%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 43,7% (Nghị quyết 23,4%); thương mại - dịch vụ và du lịch tăng 19,3% (Nghị quyết 19,2%).
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49,48% (Nghị quyết 49,81%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,09% (Nghị quyết 6,94%); thương mại - dịch vụ chiếm 42,43% (Nghị quyết 43,25%).
c. Thu nhập bình quân đầu người 24,049 triệu đồng/năm (Nghị quyết 23,377 triệu đồng).
d. Tổng thu ngân sách nhà nước 416.566 triệu đồng (Nghị quyết 217.756 triệu đồng), trong đó thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp 92.280 triệu đồng (Nghị quyết 65.910 triệu đồng).
e. Tổng chi ngân sách nhà nước 414.866 triệu đồng (Nghị quyết 217.756 triệu đồng).
f. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 100.457 triệu đồng (Nghị quyết 92.134 triệu đồng).
g. Sản lượng lương thực có hạt 15.235,4 tấn (Nghị quyết 16.023,2 tấn). h. Bình quân lương thực đầu người 522,6 kg/năm (Nghị quyết 549,6 kg/năm).
i. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 13,48% (Nghị quyết 13,5%).
j. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế 100% (Nghị quyết 88,8%).
k. Tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia 46,4% (Nghị quyết 46,4%).
l. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 44,33% (Nghị quyết 46%).
m. Giải quyết việc làm mới 720 lao động (Nghị quyết 700 lao động). n. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề so với tổng số lao động 41% (Nghị quyết 39%).
o. Tỷ lệ thôn, làng công nhận danh hiệu văn hóa 64,4% (Nghị quyết 54%). p. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 97% (Nghị quyết 96%). q. Tỷ lệ hộ dân dùng điện sinh hoạt 99% (Nghị quyết 99%).
2.2.2. Vài nét về trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh
Năm 2018 huyện Vĩnh Thạnh có 9 trường gồm có: Trường THCS Huỳnh Thị Đào; Trường THCS Vĩnh Hảo; Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh; Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Thuận; Trường PTDT Bán trú THCS Vĩnh Sơn; Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Vĩnh Kim; Trường THCS Vĩnh Hiệp; Trường THCS Vĩnh Quang; Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Hòa.
Huyện Vĩnh Thạnh có hệ thống GD phát triển tương đối đồng đều về số lượng và chất lượng. Mạng lưới các trường THCS hệ công lập cũng như hệ ngoài công lập có đều khắp ở các xã và Thị Trấn. Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đầy đủ cho việc dạy - học, mỗi trường đều được xây tường rào bảo vệ kiên cố, bảo đảm môi trường “xanh - sạch – đẹp”, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập lâu dài. HS vùng sâu, vùng xa, người dân tộc, gia đình chính sách đều được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập.
Bảng 2.1 Qui mô trường lớp, học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh Năm học Số trường Số học sinh Tổng số THCS THCS có bậc TH Tổng số THCS THCS có bậc TH 2015 – 2016 9 6 3 1.595 1.317 278 2016 – 2017 9 6 3 1.575 1.276 299 2017 -2018 9 6 3 1.694 1.375 319
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT năm học 2017 - 2018)
Số liệu bảng số 2.1 cho thấy hệ thống trường THCS huyện Vĩnh Thạnh có đủ khả năng thực hiện xã hội hóa GD, quy mô trường ổn định, quy mô lớp, học sinh có chiều hướng giảm, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh,
thực hiện phổ cập THCS.
Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng GD&ĐT thuộc về đội ngũ cán bộ, GV trong ngành. Đội ngũ cán bộ, GV của huyện Vĩnh Thạnh ngày càng được đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và từng bước được chuẩn hoá. Đối với 5 trường THCS trực thuộc, năm học 2017-2018, biên chế cán bộ, công chức, viên chức là 226 người, trong đó có 16 CBQL, 135 GV và 36 nhân viên. Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng.
Bảng 2.2. Thống kê cơ cấu, chất lượng cán bộ quản lý các trường THCS
Năm học Tổng số CB QL Trình độ chính trị Trình độ Chuyên môn nghiệp vụ QLGD Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân Đại học Sau ĐH Đã học Chưa học 2015 - 2016 Số lượng 16 02 14 0 0 16 0 12 04 Tỉ lệ 1,8 12,5 87,5 0 0 100 0 75,0 25,0 2016 - 2017 Số lượng 16 02 14 0 0 16 0 12 04 Tỉ lệ 1,8 12,5 87,5 0 0 100 0 75,0 25,0 2017 - 2018 Số lượng 16 0 16 0 0 16 0 16 0 Tỉ lệ 100 0 100 0 0 100 0 100 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT năm học 2017 - 2018)
sau: Số lượng CBQL tương đối đồng bộ ở các trường THCS (bình quân 1,8 CBQL/ trường THCS). Về trình độ chính trị, tất cả CBQL đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và đa số đã qua các lớp trung cấp lý luận chính trị trở lên. Về trình độ chuyên môn, tất cả CBQL đều có trình độ đại học trở lên. Nhưng điều thật sự đáng quan tâm là vẫn còn một số CBQL hiện chưa qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý (kể cả các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn).
Bảng 2.3 Thống kê chất lượng đội ngũ cấp THCS huyện Vĩnh Thạnh
Năm học
Tổng số GV
Trình độ chuyên môn
Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới chuẩn SL % SL % SL %
2015– 2016 152 152 100 142 93,4 0 0
2016– 2017 149 149 100 143 96,0 0 0
2017– 2018 144 144 100 139 96,5 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT năm học 2017 - 2018)
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy – học (tỉ lệ 1,9 GV/ lớp). Số GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng chứng tỏ cho việc đầu tư cho đội ngũ là hợp lý.
Giáo viên các trường khá tích cực trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều này thể hiện qua một số hoạt động như: Thiết kế bài giảng khoa học, các hoạt động của GV và HS được sắp xếp hợp lí đảm bảo được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của bộ môn, phát huy được tính tích cực học tập của HS; GV sử dụng sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, cơ bản đã khắc phục được tình trạng dạy học theo lối "đọc - chép". Ứng dụng CNTT trong soạn, giảng đã được các nhà trường quan tâm đầu tư, nhiều GV đã khai thác tốt hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn. Vai trò chủ đạo của GV và tính cực, chủ động học tập của HS đã được thể hiện rõ nét trong quá trình dạy học. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều hạn
chế: Một bộ phận giáo viên (chủ yếu là giáo viên cao tuổi) chưa tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, việc nghiên cứu vào vận dụng các kỹ thuật dạy học mới, ứng dụng CNTT trong dạy học còn hạn chế.
Bên cạnh đó các trường THCS tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS do Bộ GD&ĐT ban hành. Tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Việc kiểm tra đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đã hạn chế yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc. Trong quá trình dạy học các câu hỏi nêu vấn đề mở đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thường xuyên được sử dụng. Kĩ năng ra đề dưới hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với các cấp độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng đã được các nhà trường thực hiện khá quyết liệt, có hiệu quả.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH SINH CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH 2.3.1. Tình hình học sinh vi phạm pháp luật ở trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Kết quả điều tra 900 HS ở 9 trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Hành vi vi phạm pháp luật của HS và mức độ TT Hành vi Mức độ vi phạm Rất phổ biến Phổ biến Ít phổ biến Không có 1 Đánh bạc (đánh bài, số đề, cá độ bóng đá…) 3.0% 25.0% 27.5% 45% 2 Tổ chức đánh bạc 3.0% 25.0% 61.0% 11%
TT Hành vi Mức độ vi phạm Rất phổ biến Phổ biến Ít phổ biến Không có 3 Trộm cắp tài sản 4.5% 21.0% 43.0% 31.5% 4 Cướp tài sản 1.0% 8.5% 53.5% 37%
5 Cướp giật tài sản 1.5% 9.0% 43.5% 46%
6 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1.0% 8.0% 43.0% 48%
7 Cưỡng đoạt tài sản 0.5% 7.5% 25.0% 67.0%
8 Đua xe trái phép 2.5% 15.5% 42.0% 40.0%
9 Vi phạm luật giao thông 25.0% 41.0% 33.0% 1.0%
10 Uống rượu, bia say 2.5% 5.0% 60.0% 32.5%
11 Gây rối trật tự công cộng 6.0% 23.0% 66.0% 5.0% 12 Cố ý gây thương tích 3.0% 25.0% 52.0% 20.0% 13 Chống người thi hành công vụ 0.5% 0.5% 25.0% 74.0% 14 Bạo lực học đường (gây gỗ, đánh
nhau) 15.0% 25.0% 45.0% 15.0%
15 Sử dụng chất gây nghiện hoặc
các chất ma túy 0.0% 1.0% 5.0% 94.0%
16 Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ
các chất ma túy 0.0% 0.0% 2.0% 98.0%
17 Giết người 0.0% 0.0% 1.0% 99.0%
Qua bảng thống kê cho thấy, học sinh các trường THCS huyện Vĩnh