Những văn bản chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. CƠ SỞ XÁC LẬP BIỆN PHÁP

3.1.1. Những văn bản chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và

nước về giáo dục pháp luật cho học sinh

Pháp luật và đường lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Về mặt pháp lí, quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với toàn dân. Thực hiện đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, PL của Nhà nước chính là hành vi tơn trọng và thực hiện PL.

Thi hành Hiến pháp chính là thực hiện đường lối chính sách của Đảng và tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, Hiến pháp quy định mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đường lối chính sách của Đảng cũng như PL là những hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, phản ánh cơ sở kinh tế xã hội. Do đó, nó cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và có q trình vận động như các hiện tượng khác. Chính vì thế, GDPL phải luôn luôn bắt nhịp những thay đổi trong đời sống Chính trị - Xã hội.

Khẳng định vấn đề này, từ văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu rõ: Cần coi trọng cơng tác giáo dục, tun truyền giải thích PL. Đưa giáo dục PL vào hệ thống các trường của Đảng và Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học…) của các đoàn thể nhân dân; cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức quản lý hành chính và hiểu biết PL.

định chủ trương GDPL vào các nhà trường. Đây là quá trình phát triển nhất quán trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Từ tinh thần nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 về “cải cách giáo dục”, các Nghị quyết lần thứ V, VI, VII đều nhấn mạnh tầm quan trọng và xác định những định hướng cơ bản cho công tác GDPL trong nhà trường. Những chủ trương này đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và cụ thể là Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các ngành có liên quan phối hợp triển khai trong nhà trường thông qua những hoạt động, những văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc đưa GDPL vào trường phổ thơng. Đó là các văn bản: Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1980 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: “Về việc

đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật”, Chỉ thị số 300/CT ngày

22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: “Về việc đẩy mạnh công tác

tuyên truyền giáo dục pháp luật”, Chỉ thị số 274 /CT ngày 25/7/1992 của Chủ

tịch Hội đồng Bộ trưởng: “Về việc thi hành Hiến pháp 1992”

Trong các văn bản này, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho các bộ, ngành, các đoàn thể xúc tiến công tác tuyên truyền GDPL cho các tầng lớp dân cư, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bộ, các ngành, các cơ quan tổ chức xã hội từ Trung ương đến địa phương.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương II (khoá VIII) của Đảng về giáo dục đào tạo đã đề ra định hướng, mục tiêu đến năm 2010 là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Đây chính là mục tiêu đinh hướng chung của toàn bộ hoạt động giáo dục, đào tạo được tiến hành trong xã hội, trong nhà trường, trong đó có hoạt động GDPL. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, không thể phát huy được nhân tố con người nếu như bản thân con người khơng có được những lượng tri thức cần thiết, trong đó có kiến thức về

PL. Kiến thức, kĩ năng, lối sống tích cực của một công dân trong xã hội hiện đại với những năng lực và phẩm chất mới, với ý thức và hành vi đúng đắn trong các quan hệ xã hội, địi hỏi mọi cơng dân điều phải tuân thủ đúng PL là một trong những biểu hiện của văn hoá pháp luật.

Tại văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, phần IX của Báo cáo Chính trị có ghi rõ: “Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước,

phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”.

Cùng với những định hướng đúng đắn của Đảng ta về GDPL, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống các văn bản như:

Điều 12, Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật”.

Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định quan điểm, định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quan điểm này được khẳng định tại điều 12 Hiến pháp với nội dung cụ thể: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp

chế XHCN”.

Điều kiện rất quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền là phải đánh giá đầy đủ vai trị GDPL, xem đó là một động lực tư tưởng của con người, một giá đỡ tư tưởng cho con người hành động.

Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/1998/ CT - TTg về việc tăng cường công tác phổ biến GDPL trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai

công tác phổ biến GDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến GDPL. Trong đó, đối với HS THCS trước mắt tiếp tục phổ cập kiến thức PL phổ thông cơ bản, thiết thực đã có trong chương trình hiện hành. Chuẩn bị cho việc nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi, bổ sung những chỗ chưa phù hợp, chú trọng trang bị kiến thức cơ bản về các quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như các quan hệ PL trong một số lĩnh vực thiết yếu với cuộc sống: Dân sự, Hình sự, Lao động, Kinh tế, Hơn nhân gia đình,

đồng thời gắn liền với những vấn đề thời sự về PL như phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường....

Căn cứ vào 2 văn bản nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy PL trong các trường học; nghiên cứu và hồn thiện nội dung chương trình GDPL với tỉ lệ đơn vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu mơn học GDPL cho học sinh trong hệ thống giáo dục. Đồng thời, Bộ GD & ĐT cùng các Bộ liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy PL cho đội ngũ giáo viên dạy PL trong các trường học. Quan điểm chung đã xác định rõ: GDPL là mơn học chính khố trong mỗi cấp học, bậc học; phải có kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn này và được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách, đạo đức của học sinh.

Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống Chính trị - Xã hội trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến GDPL. Xem đó là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức cũng như sự hiểu biết pháp luật của học sinh và phát huy quyền dân chủ [28].

3.1.2. Định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định về cơng tác giáo dục pháp luật

trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta "chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đòi hỏi Nhà nước phải được tổ chức và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật theo định hướng XHCN. Hơn nữa, công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thực chất là xây dựng và đổi mới từng bước, nhằm hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dân chủ thực sự bao giờ cũng gắn với pháp luật, nhà nước quản lý bằng pháp luật đặt mình dưới Pháp luật Nhà nước pháp quyền. "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", "cơng cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân". Để xây dựng được một Nhà nước như trên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh đảm bảo hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giáo dục pháp luật trong nhà nước pháp quyền có vai trị quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong giáo dục công dân.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển của đất nước, từ nhận thức về vai trị của cơng tác giáo dục pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội, từ đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 315/CT-HĐBT ngày 07/12/1982, với nội dung xác định rõ: "Các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tơn trong pháp luật". Đến đầu những năm 1990, công tác giáo dục pháp luật đã trở thành bức thiết trong đời sống xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã chỉ rõ: "Xây dựng, ban

hành và tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật". Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Chỉ thị số 274/CT-HĐBT ngày 25/7/1992 "về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật và một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật". Có thể nói, từ Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII, cơng tác giáo dục pháp luật được Đảng và Nhà nước chú trọng và đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật đã được ban hành; đặc biệt là Quyết định 03/1998/ QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật” và Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay".

Quán triệt Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ về cơng tác giáo dục pháp luật, trong những năm qua, tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Bình Định ln quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật ở địa phương.

Ngày 13/3/1992, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 16/CT-UB nêu rõ: Cần nhận rõ việc tuyên truyền giáo dục pháp luật là một phần quan trọng của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, là biện pháp chủ yếu để xây dựng ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Vì vậy, cần phải có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, đưa công tác này vào nề nếp thường xuyên, có hiệu quả. Đồng thời Chỉ thị cũng đã xác định cụ thể: Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của ủy ban nhân dân các cấp,

thủ trưởng các sở, ban ngành trong toàn tỉnh. Sở Tư pháp chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để cùng bàn về nội dung, kế hoạch, biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa pháp luật vào cuộc sống xã hội.

Thực tế sau Chỉ thị 16/CT-UB, công tác giáo dục pháp luật ở Bình Định có những chuyển biến đáng kể.

Để lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật, Tỉnh ủy Bình Định cũng đã ra Chỉ thị 06/CT-TU ngày 03/4/1995 xác định rõ các mục tiêu sau:

- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong cán bộ và nhân dân các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống xã hội.

Sau khi có Quyết định 03/1998/QĐ-TTg và chỉ thị 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 458/1998.QĐ-UB ngày 10/02/1998 "về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Bình Định” (gọi tắt là Hội đồng giáo dục pháp luật). Theo quyết định này, Hội đồng giáo dục pháp luật tỉnh có 20 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên trong Hội đồng bao gồm lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan đến cơng tác giáo dục pháp luật như: Khối Nội chính, Ban Tun giáo, Sở Văn hóa thơng tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Bình Định, Đài Phát thanh truyền hình Bình Định.

Ngồi các thành viên trong Hội đồng, UBND tỉnh Bình Định cũng đã thành lập một đội ngũ báo cáo viên pháp luật của tỉnh gồm các luật gia đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức Chính trị - Xã hội trong tỉnh.

Để thực hiện Quyết định số 458/1998/QĐ-UB nói trên, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 01/KH-UB ngày 12/02/1998 "về việc triển khai công tác

phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 ở Bình Định". Theo Kế hoạch 01/KH-UB, giáo dục pháp luật ở Bình Định 1998 - 2002 phải phấn đấu đạt các mục tiêu và yêu cầu sau:

- Về mục tiêu:

+ Nhằm từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự, kỷ cương xã hội, ngăn ngừa có hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật;

+ Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động giáo dục pháp luật, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời huy động sức mạnh tổng họp của cả hệ thống Chính trị - Xã hội để đưa cơng tác giáo dục pháp luật đi vào đời sống của người dân.

+ Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật cho các đối tượng thực thi pháp luật, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa chương trình giảng dạy pháp luật vào các trường học, cấp học đi vào nề nếp và đạt hiệu quả.

- Về yêu cầu:

+ Hoạt động giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên cả diện rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, tiến hành đều khắp trên các địa bàn, thành thị, nông thôn và miền núi.

+ Tập trung tuyên truyền những vấn đề mang tính cấp bách, thời sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)