Thực hiện chế độ chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 66 - 69)

Bảng 2 .3 Thống kê chất lượng đội ngũ cấp THCS huyện Vĩnh Thạnh

Bảng 2.16 Thực hiện chế độ chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Rất tốt 3 1,7%

Tốt 12 6,9%

Tương đối tốt 16 9,1%

Chưa tốt 144 82, 3%

Thực tế số liệu trên từ ý kiến của cán bộ quản lý và GV đa số đều cho rằng: Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với GV giảng dạy pháp luật là chưa tốt chiếm 82,3% đây là vấn đề hết sức chú ý nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người dạy, vì đây khơng phải là chuyên môn của họ nhưng khi thực hiện kiêm nhiệm thì vẫn khơng có hưởng đầy đủ các chế độ. u cầu các

trường cần có những đề xuất với cấp trên hoặc có những biện pháp căng cơ để giải quyết tình trạng trên nhằm thực hiện tốt công tác GDPL cho học sinh.

2.4.2. Khảo sát việc thực hiện chức năng quản lý

2.4.2.1. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật

Nếu hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức thì biểu hiện quan trọng nhất của kết quả quản lý là sự quan tâm của CBQL, GV và học sinh đối với cơng tác giáo dục pháp luật. Có sự quan tâm, họ sẽ giành tâm huyết, trí tuệ cho dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác GDPL cho học sinh. Vì vậy, để đánh giá thực trạng về quản lý nâng cao nhận thức, chúng tơi tiến hành thăm dị về sự quan tâm của 2 nhóm đối tượng, gồm trên 175 CB-GV và trên 900 học sinh; kết quả thể hiện ở Bảng 2.17 và Bảng 2.18.

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã nhận thức và thấy rõ được vai trò, ý nghĩa to lớn của công tác GDPL ở các trường THCS. Có 141/175 người trong tổng số cán bộ, giáo viên đều tra đều cho rằng có quan tâm đến công tác GDPL. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, hình thành niềm tin và sẽ có định hướng tốt cho việc đưa GDPL đi vào cuộc sống đúng theo quỹ đạo mà Đảng, Nhà nước ta đã xác định.

Bảng 2.17. Sự quan tâm của cán bộ, giáo viên đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học cơ sở

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Quan tâm 141 80.6%

Bình thường 34 19.4%

* Đối với học sinh

Bảng 2.18. Mức độ quan tâm của học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Quan tâm 611 67.9%

Bình thường 223 24.8%

Khơng quan tâm 66 7.3%

Với 900 phiếu thăm dò ý kiến học sinh, đa số các em đều quan tâm đến công tác GDPL hiện nay chiếm 67,9%. Việc các em quan tâm đến công tác GDPL được tỉ lệ cao như thế này nó thể hiện tín hiệu bước đầu cho những người làm công tác GDPL thấy rõ rằng, mình cần có nhiều hình thức và thường xuyên báo cáo công tác GDPL đến với các em. Ngược lại số không quan tâm đến công tác GDPL chiếm 7,3% không ảnh hưởng nhiều đến công tác GDPL chung.

Cán bộ, giáo viên Học sinh

Biểu đồ 2.3. Sự quan tâm của cán bộ, giáo viên và học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật

2.4.2.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật

* Về xây dựng kế hoạch

Việc xây dựng kế hoạch công tác GDPL cho học sinh là việc vô cùng cần thiết. Kết quả điều tra thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)