Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 32 - 35)

1.4.2.1 Hoạch định chiến lược.

Hoạch định chiến lược là việc xác định mục tiêu mà ngân hàng phải đạt được

trong từng khoảng thời gian nhất định. Thực chất hoạch định là sự dự kiến những gì

mình sẽ đạt được trong tương lai, đạt được mục tiêu gì và muốn đạt được mục tiêu

đó thì phải làm gì, khi nào làm và ai có thể làm cơng việc đó, sao cho cơng việc được hồn thành với chi phí tối thiểu và thời gian bỏ ra là thấp nhất. Như vậy, hoạch định bao gồm việc xác định các mục tiêu và việc lựa chọn chiến lược, sách lược để thực hiện mục tiêu đã xác định.

Nhiệm vụ cơ bản của quá trình thiết lập chiến lược trong hoạt động kinh

doanh thẻ là:

9 Đề xuất phương án chiến lược kinh doanh tiềm năng các sản phẩm thẻ.

9 Phân tích lựa chọn các phương án để tìm ra chiến lược kinh doanh thẻ khả thi,

mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra mức tối thiểu.

9 Ra quyết định chọn chiến lược kinh doanh.

Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh thẻ được xác định như là những thành quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời kỳ hoạt động tương đối dài. Những mục tiêu dài hạn là rất cần thiết cho sự thành công của ngân hàng nói chung và cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

nói riêng vì chúng thể hiện kết quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ

mệnh kinh doanh của mình. Hỗ trợ việc đánh giá thành tích, tạo ra năng lực thúc đẩy

các hoạt động kinh doanh, cho thấy những ưu tiên trong việc lựa chọn và tổ chức

thực hiện chiến lược.

1.4.2.2 Tổ chức.

Tổ chức và xác định biên chế là việc thiết kế hệ thống các bộ phận, các vị trí,

thời phân bổ và duy trì các vị trí đó sao cho tăng khả năng mang lại hiệu quả hoạt động cao, giảm chi phí, tăng thu nhập, tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng nói riêng.

Nội dung chủ yếu trong quá trình này trước hết là việc phân chia quyền lực điều hành công việc chung ra thành từng bộ phận quyền lực nhỏ để thực hiện việc phân công lao động hợp lý. Xác định giới hạn quyền lực của từng cá nhân, từng bộ phận trong hệ thống các cơ quan các bộ phận của ngân hàng sao cho một người, một bộ phận có đủ quyền lực để thực hiện công việc được giao mà không xâm phạm vào

quyền lực của cá nhân khác, bộ phận khác, và nó lại phối hợp được cơng việc của

mỗi cá nhân với nhau, với các bộ phận khác nhau một cách hài hòa, bổ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau đi đến mục tiêu đã định sẵn. Nhóm nội dung cơng việc thứ hai của q trình này cịn là xác định và lựa chọn những con người cụ thể, có đủ khả năng đảm nhận các vị trí cơng tác; là việc tiến hành bố trí những con người cụ thể đó vào các bộ phận của bộ máy hoạt động kinh doanh một cách thích hợp, là việc đánh giá và đào tạo bồi dưỡng nhân viên để họ có khả năng và sự tự giác hoàn thành nhiệm vụ.

1.4.2.3 Lãnh đạo (điều khiển).

Lãnh đạo hay điều khiển là việc nhà quản trị thực hiện những hành động, đưa

ra quyết định, mệnh lệnh và những gợi mở nhằm tác động vào đối tượng quản trị để

tăng khả năng đạt mục tiêu. Là việc nhà quản trị thực hành những tác động vào nhân viên của mình làm cho họ hiểu rõ nhiệm vụ, tự giác hăng hái và nhiệt tình thực hiện

cơng việc đã được giao phó, làm giảm đến tối đa những bất mãn cá nhân. Nó cần

hướng vào việc tạo ra một khơng khí làm việc tốt nhất, tạo ra sự thơng cảm giữa người lãnh đạo và đối tượng bị quản trị nhằm khuyến khích họ làm việc có hiệu quả nhất. Lãnh đạo là khâu quản trị mà ở đó nhà quản trị trực tiếp quan hệ với nhân viên

cấp dưới, làm cho mọi người hiểu được ý đồ của công tác hoạch định và các mối

quan hệ của cơng tác tổ chức, đồng thời ở đó có thể có sự tiếp thu trở lại các ý kiến

của nhân viên cấp dưới thông qua công tác lãnh đạo, điều khiển.

Khâu lãnh đạo, điều khiển còn là nơi xem xét kiểm nghiệm trở lại sự đúng đắn

của công tác hoạch định và tổ chức. Một nhà điều hành giỏi có thể phát hiện ra

những sai sót của cơng tác hoạch định và tổ chức ngay trong q trình thực hiện cơng việc mà khơng phải chờ đến khi tổng kết mới thấy được sai sót đó.

Là sự liên kết các khả năng riêng biệt của từng người, từng bộ phận, từng yếu tố sao cho chúng không cản trở, chồng chéo lên nhau mà còn hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu chung. Chức năng phối hợp phải gắn liền với chức năng tổ chức và lãnh đạo, được thực hiện trong từng hoạt động hàng ngày của nhân viên. Một sự phối hợp công việc không chặt chẽ sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian và tăng chi phí. Có thể xem chức năng phối hợp như là một bộ phận của chức năng tổ chức, nhưng nó được diễn ra trong ngày với tất cả các cấp quản trị.

1.4.2.5 Kiểm tra.

Kiểm tra tức là xem xét, đánh giá q trình thực hiện các cơng việc mà ngân

hàng đã làm được trong một khoảng thời gian nhất định. Cơng tác kiểm tra có thể

làm thường xuyên hàng ngày, hoặc theo định kỳ hàng tháng, hàng tuần. Kiểm tra trước hết là xác định được tiến độ thực hiện chương trình làm việc của ngân hàng nói

chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng sau đó là để tìm ra được những thế

mạnh, những điểm yếu của ngân hàng, rút ra những khuyết điểm, những ưu điểm

đang có ở những khâu quản trị nào trước đó. Sự thắng lợi hay thất bại của một quá

trình kinh doanh lệ thuộc vào các khâu của q trình quản trị trước đó. Tuy nhiên

khâu kiểm tra cũng có vai trị khơng kém quan trọng, kiểm tra giúp ta nhận biết được những gì cần phải điều chỉnh cho phù hợp với mơi trường kinh doanh, những gì phải

cắt bỏ đi, hoặc phải thêm vào để cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được

ngày càng phát triển. Công tác kiểm tra giúp phát hiện được những bộ phận, những nhân viên làm tốt, làm chưa tốt, đề bạt vào các vị trí hợp lý.

Qua kiểm tra ta mới có được định hướng cho q trình đổi mới các khâu

hoạch định, tổ chức và điều khiển một cách đúng đắn phù hợp với môi trường kinh tế thường xuyên biến đổi. Kiểm tra còn cho đơn vị tránh những vi phạm luật pháp, vi phạm các quy chế hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.

 

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã nêu lên những vấn đề chính bao gồm:

Trình bày tổng quan về thẻ thanh toán như nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ thanh toán, khái niệm, cấu trúc, phân loại thẻ thanh toán, các chủ thể tham gia

trong q trình phát hành và thanh tốn thẻ, qui trình phát hành, chấp nhận và thanh tốn thẻ.

Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, nêu lên các loại rủi ro và

nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam.

Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng

thương mại, những nội dung cơ bản và vai trị của cơng tác này.

Như vậy trong chương 1, luận văn đã trình bày lý luận tổng quan để làm cơ sở

cho chương 2 phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp sau đây.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)