QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 29 - 32)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Quản trị rủi ro

1.3.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro

Bắt nguồn từ việc rủi ro khơng thể loại trừ hồn tồn mà chỉ có thể hạn chế, phịng ngừa, các ngân hàng cần xây dựng quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được. Khi đó, ngân hàng vừa gia tăng giá trị cho khách hàng và đồng thời tạo lợi nhuận cho cổ đông bằng cách thực hiện quản trị rủi ro phù hợp với chiến lược và trong phạm vi rủi ro mà ngân hàng chấp nhận. Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có tính hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đảm bảo rủi ro nằm trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được.

Quản trị là sự tác động của các chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được các mục tiêu nhất định đã đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. Là một tổ chức trung gian tài chính điển hình, hoạt động của ngân hàng

khơng chỉ đơn thuần là nhận tiền gửi và cấp tín dụng. Thực chất là cung cấp các

khoản vay có độ rủi ro tối thiểu, hay nói cách khác, ngân hàng tạo lợi nhuận bằng các quản trị rủi ro một cách sinh lời.

Vì vậy, có thể định nghĩa quản trị rủi ro là công việc của nhà quản trị gồm xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý kinh doanh, phối hợp nguồn lực của ngân hàng để lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hoạt động theo một thể thức nhất định nhằm nhận diện, phản ứng lại rủi ro đã, đang và có thể xảy ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận tương ứng với rủi ro.

Quản trị rủi ro hiệu quả là phần trọng tâm trong quản lý tài chính, nghiệp vụ

của ngân hàng, là cơ sở cho khả năng sinh lời ổn định của ngân hàng và tối đa hóa

lợi ích của các chủ sở hữu và cổ đông khác. Walter Wriston (1993), cựu chủ tịch & CEO của Citigroup đã đánh giá về vai trò của quản trị rủi ro của ngân hàng: “Thực tế

các chuyên viên ngân hàng đang ở trong một ngành kinh doanh về quản trị rủi ro.

Nói một cách trực tiếp và đơn giản, đó chính là cơng việc của ngân hàng”.

1.3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro

Rủi ro ln đi liền với lợi nhuận, đó là sự đánh đổi. Rủi ro thường vơ hình,

khó nắm bắt và khơng chắc chắn, nó có thể hiện thực hóa thành những tổn thất trong tương lai, trong khi lợi nhuận là một giá trị đầu ra tiêu chuẩn. Sự khác biệt này tạo ra

xu hướng thiên lệch về cách nhìn khơng cân xứng đối với rủi ro và lợi nhuận, làm

cho việc tạo ra cân bằng giữa hai đại lượng này càng trở nên khó khăn hơn.

Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu hóa được cơ cấu rủi ro – lợi nhuận. Với

những phương pháp quản trị rủi ro truyền thống, mục tiêu của quản trị rủi ro chủ yếu là đo lường được mức rủi ro có thể có do các nhân tố khách quan và chủ quan gây ra, trên cơ sở đó tiến hành các hoạt động kinh doanh để đảm bảo rủi ro không vượt quá mức cho phép. Nhưng với sự phát triển của thị trường tiền tệ ngày càng phức tạp đòi hỏi phải xây dựng phương pháp quản lý hiện đại không chỉ đo lường được mức rủi ro

có thể có mà cịn phải tạo được những chiến lược thay thế điều chỉnh hướng hoạt

động theo rủi ro.

Nguyên tắc chấp nhận rủi ro

Với mục tiêu có được những thu nhập, các nhà quản trị ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà cần phải biết chấp nhận rủi ro ở những mức độ cho phép.

Loại và mức độ rủi ro cho phép là điều kiện đầu tiên để điều tiết tác động tiêu cực

trong q trình quản trị rủi ro.

Ngun tắc điều hành rủi ro cho phép

Nguyên tắc này địi hỏi phần lớn rủi ro nằm ngồi mức độ rủi ro cho phép

phải có khả năng được điều tiết trong quá trình quản lý mà khơng phụ thuộc vào

hồn cảnh khách quan hay chủ quan của nó. Chỉ có những loại rủi ro như vậy thì nhà quản lý ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả “vũ khí” của mình để điều tiết và đưa về mức độ rủi ro cho phép, giúp lợi nhuận không bị giảm thấp hơn mức dự kiến.

Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và tổn thất dự kiến

Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong

quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà

thiệt hại khi chúng xảy ra khơng vượt q mức tổn thất dự kiến. Có nghĩa là nếu rủi

ro có mức độ rủi ro cao hơn khiến cho tổn thất nhiều hơn dự kiến, thu nhập giảm

xuống dưới mức mong đợi thì cần phải được loại bỏ.

Nguyên tắc quản lý độc lập các loại rủi ro riêng biệt

Nhìn chung, sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây

nên là khá độc lập, nên quá trình quản lý chúng phải được điều tiết tách biệt. Không

thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng phương án điều hành.

Nguyên tắc phù hợp về thời gian

Thời gian tồn tại của một hợp đồng kinh doanh càng lâu thì khả năng xảy ra

rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản trị rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải có các hợp đồng này thì ngân hàng phải đảm bảo mức độ thu nhập phụ trội cần thiết, không chỉ vì lợi nhuận mà cịn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro khi chúng xảy ra.

Nguyên tắc phù hợp với chiến lược kinh doanh chung

Chiến lược quản trị rủi ro phải là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các NHTM sẽ xây dựng các chính sách, chương trình quản trị rủi ro phù hợp với chiến lược hoạt động của mình.

™ Trên đây là 6 nguyên tắc quản trị rủi ro cơ bản, trên cơ sở đó ngân hàng xây dựng những chính sách quản trị rủi ro riêng biệt. Các chính sách này giúp ngân hàng

xây dựng được một hệ thống phòng chống rủi ro từ xa và đưa ra được những giải

pháp nhằm điều tiết những tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng khi

rủi ro đó trở nên hiện hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)