• Phòng ngừa rủi ro là một nhiệm vụ rất phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp,
chia sẻ thông tin của tất cả các ngân hàng. Trước tình hình rủi ro có chiều hướng gia
tăng như hiện nay, mỗi ngân hàng đều đang tích cực triển khai các biện pháp phòng
ngừa rủi ro nhưng sẽ không thực sự hiệu quả và đảm bảo an toàn nếu không có những cam kết chung, chia sẻ lẫn nhau giữa các ngân hàng. Hiệp hội thẻ Việt Nam nên là đầu mối để tăng cường hợp tác của các ngân hàng trong quản lý rủi ro.
• Hiệp hội thẻ cần tổ chức thường xuyên các hình thức trao đổi thông tin về rủi ro
và các kinh nghiệm, giải pháp để phòng ngừa và xử lý rủi ro giữa các ngân hàng. Xem xét thành lập đơn vị quản lý rủi ro có cơ chế trao đổi thông tin kịp thời hiệu quả. Tập hợp các phản ánh của các ngân hàng thành viên về những khó khăn vướng mắc trong
việc giải quyết và xử lý các rủi ro phát sinh. Từ đó tư vấn cho Ngân hàng nhà nước
xây dựng hành lang pháp lý để các ngân hàng có căn cứ pháp lý thống nhất trong việc thực hiện xử lý khi có rủi ro xảy ra.
• Hiệp hội thẻ Việt Nam cần phối hợp với ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam thực hiện hoàn thiện các vấn đề sau:
9 Thứ nhất, tại các chi nhánh nên xây dựng bộ máy giám sát rủi ro hoạt
ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro. Với chức năng nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức được
xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.
Vietinbank phải xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro thẻ, các hệ thống theo dõi và cảnh báo rủi ro đến tận các chi nhánh, không chỉ tập trung và dừng lại tại trung tâm thẻ.
9 Thứ hai, NHCT VN phối hợp với Hiệp hội thẻ Việt Nam nên xây dựng
và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của nhà nước và của NHNN Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình... phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác.
9 Thứ ba, Hiệp hội thẻ Việt Nam cần phải nắm bắt kịp thời để có giải pháp
đối phó với các hình thức gian lận mới bên ngoài. Từ đó hướng tới hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về phòng chóng rủi ro. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này là định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan tình hình gian lận thẻ trên thế giới và trong nước, xu hướng phát triển và những tác động của nó đến hoạt động NH. Từ đó có những tham mưu kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược phù hợp.
9 Thứ tư, Xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó
cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hỏa hoạn gây
ra. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định.
Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời, thay thế hoặc bổ sung các thiết bị
khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp. Tránh trường hợp
kẻ gian lợi dụng lỗi hệ thống.
9 Thứ năm, Cần phải có giải pháp về nguồn nhân lực, trước hết là xây
dựng và hoàn chỉnh một quy chế tuyển dụng và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế này, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên thẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với những giải pháp đưa ra và những kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm
hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, hy vọng rằng trong tương lai Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất cũng
như phi vật chất nhằm mang lại hiệu quả cao. Hướng tới mục tiêu đưa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thành một tập đòan tài chính đa năng trong thời gian tới. Mặt khác góp phần phát triển hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng hiện đại và an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Thực hiện chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính ngân hàng theo cam kết quốc tế, trong những năm gần đây
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển các sản phẩm thẻ. Có thể khẳng định Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tiện ích cung cấp, đặc biệt là thẻ ghi nợ E-Partner. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ chưa cao, số lượng thẻ tín dụng còn ít so với thẻ ghi nợ, mạng lưới phân phối chủ yếu là ở các thành phố lớn và đặc biệt là đã gánh chịu những thiệt hại về gian lận thẻ không nhỏ.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng sẽ được phòng ngừa qua các qui trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần có sự trợ giúp của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thông qua các
thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một
cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro, giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ngày càng vững mạnh nhất là trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay. Với những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được đề cập trong chương ba, đề tài
hướng đến mục tiêu phát triển thẻ của VietinBank an toàn và hiệu quả. Để có được
những giải pháp này đề tài đã tham khảo nhiều thông tin, tài liệu về kinh doanh thẻ và
Thương Việt Nam thật sự hạn chế được rủi ro khi các giải pháp được thực hiện đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và từ bản thân người sử dụng. Đây không phải là điều dễ dàng nhưng cố gắng sẽ mang lại hiệu quả
thiết thực và có ý nghĩa cho sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Lê Thị Tuyết Hoa (2007), Tiển Tệ Ngân Hàng, NXB Thống Kê, Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM.
2) PGS.TS Lý Hoàng Ánh, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB ĐH Quốc Gia
TP.HCM, Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM.
3) PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM.
4) Trần Huy Hòang (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội. Trường đại học kinh tế TP HCM.
5) Trần Hoàng Ngân (2007), Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ ngân hàng, Trường đại học kinh tế TP HCM.
6) Lê Hữu Nghị (2007), Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Trường đại học kinh tế TP HCM.
7) Lê Thanh Hà (2007), Quản lý rủi ro nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
8) Trung tâm thẻ NHCT VN (2014), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ thẻ, NHCTVN
9) Các phòng ban của NHCT VN (2009), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2014, mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2014”, NHCT VN.
10) “Báo cáo thường niên” (2011-2014) Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 11) Trần Xuân Hiệu (9/2008), “Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại NHCT VN”, Tạp chí ngân hàng (số 18), trang 52-54.
13) Nguyễn Minh Tân (1/5/2008), “Để thẻ E-Partner đem lại thêm nhiều tịên ích cho người sử dụng”, Thị trường tài chính tiền tệ (số 9(254)), trang 5-6.
14) Các website tham khảo http://www.vietinbank.vn
http://www.sbv.gov.vn/vn/home/index.jsp https://www.pcisecuritystandards.org