GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 35)

Việt Nam

Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định

số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) sau khi tách ra từ một bộ phận của NHNN,

các chi nhánh NHCT được lập ra trên cơ sở phòng tín dụng công thương nghiệp – NHNN tỉnh thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp và dịch vụ phát triển. NHCT trung ương làm công tác quản lý đầu mối, các chi nhánh trực tiếp hạch toán kinh doanh, quan hệ vay vốn và thanh toán qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Đến ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng), khẳng định NHCT là một NHTM có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập

Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công

thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt

Nam).

Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo

Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).

Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Sau đó đến ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và

hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 1573/GP-

NHNN).

Hiện nay, NHCTVN là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Huy động vn:

9 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ

chức kinh tế và dân cư.

9 Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú: Tiết kiệm không kỳ

hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

9 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Cho vay, đầu tư:

9 Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

9 Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

9 Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình và các hiệp định tín dụng khung.

9 Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

9 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Bo lãnh:

9 Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh

thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và Tài tr thương mi:

9 Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán

thư tín dụng nhập khẩu.

9 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và

nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

9 Chuyển tiền trong nước và quốc tế.

9 Chuyển tiền nhanh Western Union.

9 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

9 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

9 Chi trả Kiều hối…

Ngân qu:

9 Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

9 Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương

phiếu…)

9 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

9 Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát

minh sáng chế.

Th và ngân hàng đin t:

9 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,

MASTER CARD…)

9 Dịch vụ thẻ ATM.

9 Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Hot động khác:

9 Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

9 Cho thuê tài chính.

9 Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu

ký chứng khoán.

9 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và

khai thác tài sản.

2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014 Thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức, nhưng với định

hướng đúng đắn và giải pháp kinh doanh phù hợp, VietinBank vẫn đạt được tốc độ

tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản đạt 576,4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với đầu năm; lợi nhuận

trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng, đạt 103% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao;

tổng nguồn vốn huy động tăng 11,2%, dư nợ tín dụng tăng 13,4% so với năm 2012. Kết thúc năm tài chính 2014, VietinBank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh.

Ngun vn tăng trưởng n định và bn vng

Biểu đồ 2. 1: Quy mô tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động qua 4 năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của VietinBank)

Năm 2013, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo

hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

Số dư nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 là 511,7 ngàn tỷ, tăng trưởng hơn

420.928 460.082 511.67 595.094 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 2014 Nguồn vốn (tỷ đồng)

11,2% so với năm 2012 và đạt 108% KH ĐHĐCĐ. Năm 2014 nguồn vốn huy động tăng vượt trội, đạt mức 595.094 tỷ đồng.

Trong đó, nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế tăng 21% và nguồn vốn

huy động từ dân cư tăng 27% so với 2012. Điều này khẳng định vị thế không ngừng được nâng cao của thương hiệu VietinBank trên thị trường, theo đúng định hướng điều hành cơ cấu tăng tỷ trọng nguồn vốn ổn định, tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của VietinBank.

Hot động tín dng tăng trưởn hiu qu

Biểu đồ 2. 2: Quy mô và tăng trưởng dư nợ cho vay qua 4 năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của VietinBank)

Hoạt động tín dụng của vietinBank tăng trưởng đáng kể với số dư nợ tín dụng đến 31/12/2013 là 460 ngàn tỷ đồng, đạt 105% KH ĐHĐCĐ và tăng trưởng 13,4% so với năm 2012. Đặc biệt năm 2014 dư nợ cho vay tăng cao vượt bậc. Bám sát chỉ đạo của chính phủ và nhnn (nQ 01/ NQ-CP và NQ 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và

chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2013), VietinBank đã chủ động tiết giảm mạnh

chi phí, liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển SXKD. Đặc biệt VietinBank đã dành khối lượng

vốn lớn hàng trăm ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi khu vực kinh tế

chính phủ khuyến khích như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Tích cực thu xếp vốn cho vay với lãi

293.434 405.744 460.079 542.685 0 100 200 300 400 500 600 2011 2012 2013 2014 Dư nợ (tỷ đồng)

suất thấp, giải ngân các dự án trọng điểm quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn như: Điện, dầu khí, than & khoáng sản, xi măng, xăng dầu, cao su, thép, phân bón…

Đẩy mnh hot động dch v, nâng cao hiu qu hot động

9 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử:

Dịch vụ thẻ: VietinBank tiếp tục dẫn đầu thị trường với 23% thị phần thẻ

ATM và 35% thị phần thẻ tín dụng quốc tế; đồng thời là ngân hàng có hệ thống

POS đứng đầu thị trường trong nước. VietinBank đã vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng ASEAN, giải thưởng nhãn hiệu nổi tiếng và là ngân hàng dẫn đầu về thanh toán thẻ Visa, Master card tại Việt Nam.

Dịch vụ ngân hàng điện tử: năm 2013, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ tăng trưởng tốt (đạt 1,6 triệu lượt), chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao. VietinBank đã vinh dự nhận giải thưởng ngân hàng điện tử tiêu biểu việt nam năm 2013 do Tập đoàn IDG và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trao tặng.

9 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong và ngoài nước có

thế mạnh về ngoại tệ, NHCT đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu như thực hiện chính sách khách hàng tốt, ưu đãi lãi suất cho vay, ưu đãi phí cho các khách hàng tiềm năng,… doanh số thanh toán XNK của VietinBank trong năm 2013 đã tăng

14,9% so với năm 2012; thị phần trong hoạt động TTQT&TTTM chiếm 14% kim

ngạch XNK cả nước.

9 Hoạt động kiều hối:

Trong năm 2013 doanh số kiều hối tăng trưởng 10%, tổng doanh thu cung

cấp dịch vụ tăng trưởng 30% so với năm 2012. Đối với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, VietinBank là đơn vị tiên phong trong khu vực châu á Thái Bình dương và đầu tiên tại việt nam phát triển thành công giải pháp công nghệ hiện đại để cung cấp đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến đến khách hàng như: chuyển

tiền online, nhận tiền qua internet, bằng tin nhắn điện thoại di động và trên ứng

dụng Smartphone. VietinBank cũng đã phát triển thành công mạng lưới chuyển tiền

với các ngân hàng quốc tế lớn, uy tín cao tại tất cả các khu vực trên thế giới, đặc

biệt là các quốc gia trọng điểm về kiều hối.

Tính đến cuối năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng là 32,6 tỷ USD, đạt bình quân 120 triệu USD/ngày, chiếm 10-12% doanh số mua bán toàn thị trường. doanh số trên thị trường 1 đạt 20 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2012. Thị phần tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2013 đã khẳng định

vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VietinBank tiếp tục được nâng cao năm

2014.

2.1.4. Giới thiệu về Trung tâm thẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Trung tâm thẻ NHTMCPCT VN trực thuộc trụ sở chính tại Hà Nội, được

thành lập theo quyết định của tổng giám đốc NHCT VN, bao gồm các bộ phận kỹ

thuật và nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm tổ chức phát hành, thanh toán và quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống.

Nhim v chính ca trung tâm th NHTMCPCT VN là:

Nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của NHCT VN để xây dựng chính sách, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán.

Ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng qui trình vận hành về hoạt động kinh doanh thẻ trong toàn hệ thống NHCT VN. Kiểm soát, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ.

Quản lý và vận hành hệ thống máy móc thiết bị liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. Xây dựng qui chế và phối hợp với các đối tác, chi nhánh trong việc xử lý những trục trặc, hỏng hóc,… để đảm bảo tính liên tục của hệ thống.

Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thẻ cho các cán bộ thẻ tại các chi nhánh. Tổng hợp các báo cáo về hoạt động kinh doanh thẻ toàn hệ thống.

đồ 2. 1: Mô hình hoạt động của Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

(Nguồn: Website www.vietinbank.vn)

Trung tâm Thẻ NHCTVN trực thuộc NHCT VN, thực hiện quản lý tập trung

tại trung ương thông qua các phòng nghiệp vụ. Giám đốc trung tâm thẻ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động thẻ. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, dưới sự điều hành của phó giám đốc trực tiếp, các phòng thực hiện nghhiệp vụ quản lý và hướng dẫn bộ phận thẻ tại chi nhánh.

2.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.2.1.1. Th tín dng quc tế

Thẻ tín dụng quốc tế do NHTMCPCT VN phát hành với hai thương hiệu hàng đầu thế giới là Visa và MasterCard được sử dụng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. 

Ngoài ra Vietinbank còn có dòng thẻ Cremium JCB tự hào là dòng thẻ tín dụng quốc tế JCB đầu tiên tại Việt Nam với nhiều tính năng và ưu đãi vượt trội. Là kết quả hợp tác giữa ngân hàng hàng đầu Việt Nam và tổ chức thẻ quốc tế duy nhất từ Nhật Bản JCB. Đây là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với hạn mức chi tiêu phụ thuộc vào uy tín khách hàng hoặc tài sản đảm bảo. Ngoài ra thẻ có thể rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc các đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt có biểu tượng JCB, Visa và MasterCard.

Các thương hiệu thẻ đang lưu hành: Thương hiệu thẻ tín dụng của

NHTMCPCT VN hiện đang lưu hành là VietinBank Cremium JCB Card ,

VietinBank Cremium Visa Card và VietinBank Cremium Master Card. Gồm 3 loại thẻ: Thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ xanh.

Tiện ích của thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế của NHTMCPCT VN được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT tại Việt Nam và trên toàn thế giới,

rút tiền mặt tại các điểm rút tiền mặt hoặc các máy giao dịch tự động (ATM).

Đối tượng phát hành thẻ:

9 Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do

NHTMCPCT VN và pháp luật quy định.

9 Tổ chức bao gồm: các doanh nghiệp, tổ chức hưởng lương ngân sách nhà

nước.

Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế: Hạn mức tín dụng sẽ được xác định cụ thể cho từng chủ thẻ tùy theo tài sản đảm bảo hoặc theo các điều kiện tín chấp của NHTMCPCT VN.

9 Thẻ có ký quỹ đảm bảo: Giá trị ký quỹ đảm bảo bằng 110% hạn mức tín dụng.

9 Thẻ tín chấp: Hạn mức tín dụng được xác định theo chính sách khách hàng

của NHTMCPCT VN cho từng đối tượng cụ thể. Thẻ vàng: Trên 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng.

9 Thẻ chuẩn: Từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

9 Thẻ xanh: Dưới 10 triệu đồng.

2.2.1.2. Th ghi n E – partner

Thẻ ghi nợ E-Partner của NHTMCPCT VN là phương tiện thay thế tiền mặt,

dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt khi cần. Hạn mức sử

dụng của thẻ bằng với số dư có trên thẻ, do chủ thẻ nộp tiền trực tiếp vào. Số tiền trong thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tùy theo nhu cầu tiêu dùng, chủ thẻ tự quyết định số tiền và thời gian gởi tiền vào thẻ.

• Ưu đãi đặc biệt:

9 Không số dư ban đầu khi mở thẻ

9 Rút tiền tại quầy tối đa lên đến 10 tỷ đồng.

9 Chuyển khoản trên ATM tối đa lên đến 100 triệu đồng.

• Dịch vụ tiện ích:

9 Vấn tin tài khoản ATM trực tuyến trên Internet.

9 Nạp tiền cho thuê bao trả trước của các mạng di động bằng dịch vụ VnTopup.

9 Nhanh chóng, thuận tiện với các tiện ích của SMS Banking (Chuyển khoản

qua tin nhắn, thông báo biến động số dư, sao kê tài khoản, xem thông tin về lãi suất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)