HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 47)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

2.2.1.1. Thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng quốc tế do NHTMCPCT VN phát hành với hai thương hiệu hàng đầu thế giới là Visa và MasterCard được sử dụng trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam.  Ngồi ra Vietinbank cịn có dịng thẻ Cremium JCB tự hào là dịng thẻ tín dụng quốc tế JCB đầu tiên tại Việt Nam với nhiều tính năng và ưu đãi vượt trội. Là kết quả hợp tác giữa ngân hàng hàng đầu Việt Nam và tổ chức thẻ quốc tế duy nhất từ Nhật Bản JCB. Đây là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt với hạn mức chi tiêu phụ thuộc vào uy tín khách hàng hoặc tài sản đảm bảo. Ngồi ra thẻ có thể rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc các đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt có biểu tượng JCB, Visa và MasterCard.

Các thương hiệu thẻ đang lưu hành: Thương hiệu thẻ tín dụng của

NHTMCPCT VN hiện đang lưu hành là VietinBank Cremium JCB Card ,

VietinBank Cremium Visa Card và VietinBank Cremium Master Card. Gồm 3 loại thẻ: Thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ xanh.

Tiện ích của thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế của NHTMCPCT VN được sử dụng để

thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT tại Việt Nam và trên toàn thế giới, rút tiền mặt tại các điểm rút tiền mặt hoặc các máy giao dịch tự động (ATM).

Đối tượng phát hành thẻ:

9 Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngồi đang cư trú tại Việt Nam

có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do

NHTMCPCT VN và pháp luật quy định.

9 Tổ chức bao gồm: các doanh nghiệp, tổ chức hưởng lương ngân sách nhà

nước.

Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế: Hạn mức tín dụng sẽ được xác định cụ thể cho từng chủ thẻ tùy theo tài sản đảm bảo hoặc theo các điều kiện tín chấp của NHTMCPCT VN.

9 Thẻ có ký quỹ đảm bảo: Giá trị ký quỹ đảm bảo bằng 110% hạn mức tín dụng.

9 Thẻ tín chấp: Hạn mức tín dụng được xác định theo chính sách khách hàng

của NHTMCPCT VN cho từng đối tượng cụ thể. Thẻ vàng: Trên 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng.

9 Thẻ chuẩn: Từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

9 Thẻ xanh: Dưới 10 triệu đồng.

2.2.1.2. Thẻ ghi nợ E – partner

Thẻ ghi nợ E-Partner của NHTMCPCT VN là phương tiện thay thế tiền mặt,

dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt khi cần. Hạn mức sử

dụng của thẻ bằng với số dư có trên thẻ, do chủ thẻ nộp tiền trực tiếp vào. Số tiền trong thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tùy theo nhu cầu tiêu dùng, chủ thẻ tự quyết định số tiền và thời gian gởi tiền vào thẻ.

• Ưu đãi đặc biệt:

9 Không số dư ban đầu khi mở thẻ

9 Rút tiền tại quầy tối đa lên đến 10 tỷ đồng.

9 Chuyển khoản trên ATM tối đa lên đến 100 triệu đồng.

• Dịch vụ tiện ích:

9 Vấn tin tài khoản ATM trực tuyến trên Internet.

9 Nạp tiền cho thuê bao trả trước của các mạng di động bằng dịch vụ VnTopup.

9 Nhanh chóng, thuận tiện với các tiện ích của SMS Banking (Chuyển khoản

qua tin nhắn, thông báo biến động số dư, sao kê tài khoản, xem thông tin về lãi suất, tỷ giá ngoại hối...).

9 Nhận tiền kiều hối từ nước ngoài gửi vào tài khoản thẻ E-Partner C-Card.

9 Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn trên ATM.

9 Nộp thuế, thanh toán hoá đơn điện thoại, điện lực trực tuyến trên ATM.

9 Thanh toán vé tàu với công ty đường sắt Sài Gịn, cơng ty đường sắt Hà Nội.

9 Tìm máy ATM nhanh chóng, thuận tiện qua hệ thống tin nhắn 977.

9 Nhận lương, thu nhập từ công ty và các giao dịch chuyển khoản khác.

• Các thương hiệu thẻ đang lưu hành:

a. Thẻ E-Partner C-Card

Là thẻ ghi nợ thông dụng đáp ứng cao nhu cầu của nhiều đối tượng khách

hàng, đặc biệt thích hợp cho cán bộ nhân viên công ty, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ.

b. Thẻ E-Partner G-Card

Thẻ E-Partner G-Card mang tới cho khách hàng những dịch vụ sang trọng và vượt trội. Với E-Partner G-Card, vị thế của khách hàng dễ dàng được nhận ra dù bất cứ nơi nào. Có thêm những ưu đãi:

9 Dịch vụ chăm sóc khách hàng V.I.P.

9 Lãi suất cực kỳ cạnh tranh trên số dư của thẻ.

c. Thẻ E – Partner Pink Card

Không chỉ là thẻ ghi nợ E-Partner thông thường dành riêng cho phái đẹp với

những tính năng thơng minh vượt trội, thiết kế ấn tượng và quyến rũ, Pink Card

muốn tôn vinh một nửa vô cùng quan trọng của thế giới: Phái đẹp.

Pink Card dành cho phụ nữ hiện đại, đặc biệt thích hợp cho những phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, nữ doanh nhân, nữ nhân viên văn phịng và phụ nữ có thu nhập cao trong xã hội, những người luôn khát vọng được khẳng định bản

thân, được yêu thương và chia sẻ. Có thêm ưu đãi là lãi suất cực kỳ cạnh tranh trên số dư của thẻ.

d. Thẻ E – Partner S – Card

E-Partner S-Card là thẻ ghi nợ với phí dịch vụ đặc biệt ưu đãi phù hợp với nhu

cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt dành cho các bạn học sinh -

sinh viên - giới trẻ.

Với E-Partner S-Card, VietinBank ước muốn cùng với các bạn trẻ xây đắp và nâng cánh cho mỗi khát vọng được bay cao, bay xa. Có thêm những ưu đãi:

9 Không số dư ban đầu khi mở thẻ.

9 Tặng miễn phí bảo hiểm tai nạn con người với giá trị bảo hiểm đến 5 triệu

đồng trong năm đầu tiên phát hành thẻ.

2.2.2. Hoạt động phát hành thẻ

Bảng 2. 1: Số lượng lũy kế phát hành thẻ của VietinBank 2011 - 2014

(Đơn vị: nghìn thẻ) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % 1. Thẻ tín dụng quốc tế 211 486 850 1.370 275 130,33 364 74,90 520 61.18 2. Thẻ E - Partner 7.163 12.598 13.770 15.461 5.435 75,88 1.172 9,30 1.691 12.28 Tổng 7.374 13.084 14.620 16.831 5.710 77,43 1.536 11,74 2.211 15.12

(Nguồn: Phòng Kinh doanh thẻ của VietinBank)

Theo dõi bảng số liệu trên có thể thấy: Tổng số thẻ phát hành được của VietinBank tính đến năm 2011 là 7.374 nghìn thẻ, con số này tăng rất mạnh với tỷ lệ

77,43% (tương ứng 5.710 nghìn thẻ) trong năm 2012 lên mức 13.084 nghìn thẻ và

tiếp tục tăng nhưng với tỷ lệ nhẹ nhàng hơn là 11,74% (tương ứng 1.536 nghìn thẻ) lên con số 14.620 nghìn thẻ tính đến cuối năm 2013, và đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2014. Trong đó:

Số lượng thẻ tín dụng quốc tế được phát hành tính đến năm 2011 là 211 nghìn thẻ, sang đến năm 2012, số lượng thẻ được phát hành thêm là 275 nghìn thẻ lên mức

486 nghìn thẻ (tương ứng tăng 130,33% so với con số lũy kế của năm 2011) và sang đến năm 2013 thì con số này tuy đã giảm tốc độ tăng nhưng vẫn được hạ xuống mức khá cao 74,90% so với con số lũy kế năm 2012 lên mức 850 nghìn thẻ, tương ứng với đó là có thêm 364 thẻ tín dụng quốc tế được phát hành trong năm 2013.

Tính đến năm 2011, số lượng thẻ E – Partner lũy kế là 7.163 nghìn thẻ, sang đến năm 2012, có tới 5.435 nghìn nhu cầu làm loại thẻ này, kéo con số thẻ phát hành đến cuối năm này lên mức12.598 nghìn thẻ (tương ứng tăng 75,88% so với năm liền

trước). Sang đến năm 2013, con số lũy kế đã giảm tốc độ tăng xuống mức 9,30%,

tương ứng với đó là có 1.172 nghìn thẻ được phát hành, kéo số lượng khách hàng

làm thẻ E – Partner tính đến cuối năm 2013 lên mức 13.770 nghìn thẻ.

Theo số liệu của Euromonitor International, VietinBank đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong cả số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán trong giai đoạn 2008-2012. Đây là một bước đột phá toàn diện nếu như so sánh thời điểm năm 2008, VietinBank còn là cái tên mới mẻ trên thị trường thẻ Việt Nam. Trong vòng 5 năm,

số lượng thẻ do VietinBank phát hành tăng trưởng đều đặn 144%/năm và doanh số

thanh toán tăng ở mức 166%/năm.

Bảng 2. 2: Cơ cấu phát hành thẻ của VietinBank

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Thẻ tín dụng quốc tế 2,86 3,71 5,81 8.14

2. Thẻ E - Partner 97,14 96,29 94,19 91.86

Tổng 100 100 100 100

Sự cách biệt về tuyệt đối giữa số lượng thẻ tín dụng quốc tế được phát hành và thẻ E – Partner đã được tương đối hóa trên bảng 2.2, qua đó có thể thấy, tỷ trọng thẻ tín dụng quốc tế mặc dù đang có sự nhích dần lên con số cao hơn qua các năm 2011 – 2013 nhưng nó vẫn chỉ dừng ở mức khá thấp, cụ thể: năm 2011, số lượng thẻ tín

dụng quốc tế chỉ khiêm tốn với mức tỷ trọng 2,86% trong tổng số thẻ được phát

hành, sang đến năm 2012, con số này được nâng nhẹ lên mức tỷ trọng 3,71% và dừng chân ở mức 5,81% trong năm 2013. Tương ứng với đó, tỷ trọng thẻ E – Partner trong tổng số lượng thẻ được phát hành tuy có giảm nhưng sự giảm xuống này là khá nhỏ, không đủ để kéo mức tỷ trọng của nó xuống dưới 90%, cụ thể từ mức tỷ trọng 97,14% của năm 2011, con số này chỉ bị kéo nhẹ xuống 96,29% trong năm 2012 và

đến năm 2013 thì vẫn dừng ở mức vơ cùng cao là 94,19%. Tuy nhiên đến năm 2014, do tình hình kinh tế phát triển mạnh và hội nhập cao, tỷ trọng phát hành thẻ tín dụng quốc tế đã tăng cao và chiếm tỷ trọng 8.14% trong tổng lượng phát hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)