Các công trình nghiên cứu về thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoạt động của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 29)

con người trong hoạt động của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay

Các công trình kể trên ít nhiều đã đề cập đến thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động của TAND ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu về thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND của nƣớc ta hiện nay, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài nhƣ:

Sách "ASEAN courts in context", Juinn-rong Yeh and Wen - Chen Chang

(edited), cambridge University Press, 2015, ("Tòa án ASEAN trong bối cảnh", Juinn- rong Yeh and Wen - Chen Chang (đồng chủ biên), Cambridge University Press, 2015): Cuốn sách giới thiệu, phân tích về hệ thống tòa án của hầu nhƣ tất cả các nƣớc ở khu vực ASEAN nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,..., trong đó có Tòa án ở Việt Nam. Các tác giả nghiên cứu hệ thống tòa án của các nƣớc trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển ở khu vực ASEAN, vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc; tính hiệu lực, hiệu quả của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội, trong việc bảo vệ quyền con ngƣời, những khó khăn thách thức và giải pháp cho cải cách Tòa án trong bối cảnh chung của khu vực ASEAN. Trong số những bài viết về Tòa án của các nƣớc ở ASEAN, bài

viết "Đổi mới Tòa án: Vai trò của tòa án ở Việt Nam hiện nay" tr.628-566 (Renovating

Nicholson đề cập đến hệ thống tòa án Việt Nam từ năm 1945 đến nay và phân tích tính cần thiết phải cải cách đổi mới hệ thống tòa án cho phù hợp với công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền hiện nay ở Việt Nam. Bài viết tập trung vào các nội dung: Phác thảo về lịch sử hình thành các Tòa án Việt Nam từ năm 1945, phân tích tổ chức và hoạt động của Tòa án trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, phân tích về cơ chế độc lập tƣ pháp, tiếp cận tƣ pháp, xem xét nguồn của pháp luật, các quyết định tƣ pháp, các chính sách xét xử, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam, các quan điểm cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay. Pip Nicholson là một ngƣời nƣớc ngoài có nhiều bài viết nghiên cứu về Bộ máy nhà nƣớc ta, trong đó có nhiều bài về hệ thống tòa án, có thể có những quan điểm đôi khi hơi cứng nhắc nhƣng việc nhìn nhận và đánh giá đa chiều từ những ngƣời nƣớc ngoài cho ta cái nhìn khách quan hơn về bộ máy nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ về hệ thống tƣ pháp nói riêng của chúng ta.

Bài viết "Judicial independence and the Rule of law: The Vietnam court

experience", Pip Nicholson, Asean law journal, vol.3, 2001, p.39-58; (Tƣ pháp độc lập và Nhà nƣớc pháp quyền: kinh nghiệm Tòa án Việt Nam, Pip Nicholson, Tạp chí Luật Châu Á, vol.3, 2001, tr.39-58): Công trình phân tích về thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và những cải cách về Tòa án Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp năm 1992. Tác giả cho rằng Tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền phải độc lập hoàn toàn với các quyền lực khác, tuy nhiên do đặc thù của bộ máy nhà nƣớc Việt Nam theo Hiến pháp 1992 là không có sự phân chia quyền lực rõ ràng, Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc nên tƣ pháp không thể độc lập hoàn toàn. Hơn nữa, do chức năng Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nƣớc nên sẽ không có Tòa án Hiến pháp hay giao quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp cho Tòa án. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến tính độc lập của Tòa án. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng Tòa án Việt Nam đã đƣợc mở rộng thẩm quyền hơn với việc thành lập thêm các tòa án chuyên trách nhƣ tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính nhằm giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội.

Ngoài ra, có một số công trình trong nƣớc phân tích về thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND nhằm đề xuất những giải pháp cải cách tƣ pháp hiện nay ở

Việt Nam nhƣ công trình của Viện Chính sách công và pháp luật "Cải cách tư pháp

vì một nền tư pháp liêm chính", do GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2014. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học pháp lý có tên tuổi, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tƣ pháp nhƣ GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TSKH. Lê Văn

Cảm, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh,... Các bài viết đề cập đến những nội dung: Quyền tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, cải cách tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, những vấn đề về tƣ pháp liêm chính và giải pháp cho liêm chính tƣ pháp. Trên cơ sở đó, cho chúng ta một cái nhìn khái quát về nền tƣ pháp Việt Nam hiện nay và vấn đề cải cách tƣ pháp trong công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN.

Báo cáo đánh giá khảo sát của Chƣơng Trình phát triển Liên Hợp Quốc

(UNDP) "Chỉ số công lý - thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến

của người dân năm 2012", Công ty in Phú sỹ, công bố năm 2013: Công trình do UNDP tổng hợp từ đánh giá tổng quát và kết quả chỉ số của các địa phƣơng, chỉ ra thực trạng tiếp cận công lý và bảo vệ các quyền cơ bản cho ngƣời dân cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của các định chế nhà nƣớc trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Đề tài khoa học cấp trọng điểm nhóm A ĐHQGHN "Bảo vệ các quyền con

người bằng pháp luật về tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hoàn thiện pháp

luật", do GS.TSKH. Lê Văn Cảm chủ trì, thực hiện năm 2010, nghiệm thu năm

2012 tại Khoa Luật, ĐHQGHN. Tác giả đã phân tích và khẳng định cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời bằng tƣ pháp (Tòa án) là một cơ chế bảo đảm chắc chắn nhất, do đó cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về tƣ pháp hình sự. Trên cơ sở đó, tác giả cũng phân tích thực trạng quy định pháp luật về tƣ pháp hình sự hiện nay ở nƣớc ta và đề xuất các giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật về tƣ pháp hình sự.

Luận án tiến sĩ của Lê Thành Dƣơng "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa

án ở nước ta hiện nay", đƣợc bảo vệ năm 2006 tại Viện Nhà nƣớc và pháp luật. Tác giả đã xây dựng hệ thống lý luận về vị trí, vai trò và chức năng của Tòa án; xác định vai trò quan trọng của Tòa án trong Bộ máy nhà nƣớc; phân tích đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND trong thời gian qua, xác định những điểm mạnh, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của TAND và nguyên nhân, làm cơ sở cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của TAND. Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TAND đáp ứng công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay.

Luận án tiến sĩ luật học của Đỗ Thị Ngọc Tuyết "Cải cách hệ thống tòa án

Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" đƣợc bảo vệ năm 2005 tại Khoa Luật, ĐHQGHN, tác giả phân tích cơ sở lý luận về việc tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam, phân tích về vị trí vai trò của

Tòa án trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, tác giả đã xây dựng những giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN.

Luận án tiến sĩ luật học của Đặng Công Cƣờng "Vai trò của Tòa án trong

việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay", đƣợc bảo vệ năm 2014 tại Đại học Luật Hà Nội. Trên cơ sở phân tích vai trò xét xử của Tòa án, tác giả cho rằng Tòa án chính là khiên đỡ cuối cùng bảo vệ quyền con ngƣời. Đồng thời tác giả đánh giá vai trò bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án ở Việt Nam hiện nay, kiến nghị giải pháp nâng cao vai trò bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án.

Trong số các luận án viết về Tòa án và hệ thống các cơ quan tƣ pháp, luận án tiến sĩ của Đặng Công Cƣờng là công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án. Về cơ bản, tác giả đã làm rõ khái niệm vai trò bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án, các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, đề tài tiếp cận dƣới góc độ vai trò của Tòa án nên

tác giả còn chƣa đề cập đến một số nội dung sau: thứ nhất, quyền con ngƣời, đảm bảo

thực hiện quyền con ngƣời và đặc trƣng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động của Tòa án chƣa đƣợc đề cập mà chỉ mới đề cập đến khái niệm bảo vệ quyền con ngƣời. Làm rõ nội hàm đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, đặc trƣng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong toàn bộ hoạt động của Tòa án đặt cơ sở cho việc bảo

vệ, bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án; thứ hai, tác giả mới đề cập đến nội dung bảo

vệ quyền con ngƣời của Tòa án là bảo vệ những quyền đƣợc Hiến pháp và pháp luật ghi nhận bị xâm phạm (chủ yếu quyền của ngƣời bị hại), mà chƣa tập trung vào bảo đảm quyền con ngƣời của các chủ thể khác (quyền của những ngƣời tham gia tố tụng trong hoạt động xét xử nhƣ ngƣời bị buộc tội, bị cáo, đƣơng sự... hay quyền của những

ngƣời dễ bị tổn thƣơng, những ngƣời có nguy cơ bị xâm hại...); do vậy, tác giả chƣa đi

sâu vào các nội dung đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua các hoạt động khác của Tòa án, chƣa làm rõ nội dung và cách thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nói chung và cách thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở Việt Nam hiện nay nói riêng để có sự đối sánh với cách thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở các quốc gia khác trên thế giới...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 29)