Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay thể hiện qua kết quả giải quyết các vụ án trong thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 127)

NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.4. Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay thể hiện qua kết quả giải quyết các vụ án trong thực tế

ở nước ta hiện nay thể hiện qua kết quả giải quyết các vụ án trong thực tế

Đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án gắn với thực tế giải quyết các vụ án chính là tiêu chí đánh giá phản ánh trung thực nhất,

chính xác nhất thực trạng hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án

trên thực tế, dù kết quả đánh giá này cũng chƣa phản ánh hết đƣợc hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án (vì chỉ đánh giá đƣợc trên cơ sở những vụ án mà ngƣời dân yêu cầu Tòa giải quyết chứ không phải trên tất cả các quyền con ngƣời bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm. Nhƣ đã phân tích ở trên, thực tế còn rất nhiều tranh chấp và quyền con ngƣời bị vi phạm mà ngƣời dân không đƣa đến Tòa để giải quyết...). Cùng với các tiêu chí đánh giá khác, tiêu chí đánh giá hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời gắn với kết quả giải quyết các vụ án trong thực tế cho ta thấy một cách đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay.

Theo Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, từ năm 2011-2016, TAND các cấp đã thụ lý 1.809.080 vụ án các loại và giải quyết đƣợc 1.781.410 vụ (đạt tỷ lệ 98,5%), mặc dù số vụ án mà Tòa án các cấp đã thụ lý và giải quyết là rất lớn và gia tăng so với nhiệm kỳ trƣớc (thụ lý tăng 763.459 vụ, giải quyết tăng 760.170 vụ), tính chất các vụ án ngày càng phức tạp và phát sinh một số loại việc mới nhƣng TAND các cấp đã nỗ lực khắc phục khó khăn nên chất lƣợng xét xử các vụ án đã có sự chuyển biến tích cực (tỷ lệ án bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm 0,4%, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm 0,85% so với nhiệm kỳ trƣớc) [79].

Bảng 3.1: Thống kê số lượng vụ án các loại đã được Tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết trong nhiệm kỳ 2011-2016

Vụ án các loại đƣợc Tòa thụ lý Tổng số vụ án Tổng số vụ án đƣợc Tòa giải quyết

Tỷ lệ các vụ án đƣợc giải quyết Vụ án hình sự 405.382 (708.615 bị cáo) 403.128 vụ (703.651 bị cáo) 99,3% Vụ việc dân sự 1.370.506 1.345.932 98,2% Vụ án hành chính 25.465 24.759 97,2%)

(Nguồn: Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII).

Theo Báo cáo của Ủy ban Tƣ pháp, TAND các cấp đặc biệt chú trọng đến chất lƣợng xét xử các vụ án hình sự và đã đạt đƣợc những kết quả tích cực nhƣ: việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản bảo đảm đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật; bƣớc đầu khắc phục có hiệu quả những sai sót trƣớc đây trong xét xử các vụ án hình sự nhƣ việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thiếu căn cứ, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc cho hƣởng án treo không đúng quy định của pháp luật. Đã hạn chế đến mức thấp các trƣờng hợp kết án oan ngƣời không có tội (trong nhiệm kỳ xảy ra 03 trƣờng hợp kết án oan, giảm 02 trƣờng hợp so với nhiệm kỳ trƣớc). Hầu hết các vụ án đã đƣợc đƣa ra xét xử trong thời hạn luật định, chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa từng bƣớc đƣợc nâng cao, tỷ lệ bản án, quyết định về hình sự bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử có xu hƣớng giảm hàng năm.

Đặc biệt, trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự ở cấp sơ thẩm từ năm 2011- 2015, Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định đình chỉ 1.534 vụ án với 2.439 bị cáo; có 84 bị cáo đƣợc tuyên không phạm tội và 292 bị cáo đƣợc miễn trách nhiệm hình sự, trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung đối với 13.394 vụ án với 31.169 bị cáo [64]. Những con số này nói lên rằng dù có thể còn sai sót nào đó trong các giai đoạn điều tra, truy tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn chƣa đúng nhƣng Tòa án bằng chức năng xét xử của mình đã góp phần sửa lại những lỗi sai đó, trả lại công bằng cho ngƣời tham gia tố tụng.

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát sinh các vụ án phức tạp, đa dạng, nhiều vụ việc mới, nhƣng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân hiện nay đã có những đóng góp tích cực cho việc bảo đảm quyền con ngƣời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị hại, đƣơng sự, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ môi trƣờng an toàn cho sự phát triển ổn định, bền vững của ngƣời dân. Tuy nhiên, dù hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân thể hiện ở kết quả giải quyết các vụ án trong thực tế đƣợc đánh giá rất cao, nhƣng bên cạnh đó, hoạt động này vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, khiếm khuyết khiến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án chƣa đƣợc nhƣ mong đợi của ngƣời dân và yêu cầu của cải cách tƣ pháp đặt ra. Phân tích dƣới đây sẽ chỉ ra những hạn chế đó.

3.3.4.1. Những hạn chế của việc đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự

Theo báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trong nhiệm kỳ 2011- 2016, TAND các cấp đã hạn chế đến mức thấp nhất các trƣờng hợp kết án oan ngƣời không có tội (chỉ xảy ra 03 trƣờng hợp kết án oan, giảm 02 trƣờng hợp so với nhiệm kỳ trƣớc) nhƣng con số thực tế về các vụ án oan, sai trong tố tụng hình sự vẫn còn nhiều. Bởi con số 03 trƣờng hợp là đã phát hiện oan, sai và đƣợc giải quyết

trong nhiệm kỳ. Nhƣng có những vụ án oan, sai phải đến hàng chục năm sau mới đƣợc phát hiện và giải quyết, gây thiệt hại, mất mát cho ngƣời bị buộc tội, bị can, bị cáo, ngƣời bị kết án mà không gì có thể bù đắp đƣợc. Đầu năm 2015, VKSND Tối cao yêu cầu rà soát lại 16 vụ án nghi có dấu hiệu oan, sai hoặc những ngƣời bị kết tội có đơn kêu cứu đƣợc dƣ luận đặc biệt quan tâm [111] nhƣ vụ kỳ án "vƣờn mít" với nghi can đƣợc xác định là Lê Bá Mai (ở Bình Phƣớc), vụ phạm nhân Hàn Đức Long (Bắc Giang) 4 lần bị kết án tử hình vẫn liên tục kêu oan, vụ Hồ Duy Hải (Long An) đƣợc hoãn thi hành án tử hình ở phút chót... Nhƣ vậy, dù đã có rất nhiều cố gắng nhƣng tình trạng Tòa kết tội oan, kết tội sai vẫn chƣa chấm dứt, không những đẩy ngƣời vô tội vào vòng lao lý, tƣớc đoạt quyền tự do, xâm hại nghiêm trọng đến quyền con ngƣời mà còn làm giảm sút niềm tin vào công lý của ngƣời dân.

Trong thời gian qua, các trƣờng hợp bị kết tội hàng chục năm trƣớc đƣợc minh oan nhƣ vụ án oan của Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, Lƣơng Ngọc Phi ở Thái Bình,... đã gây rúng động trong dƣ luận. Tất cả các vụ án oan, sai đều bắt nguồn trƣớc hết từ các sai sót, vi phạm tố tụng trong giai đoạn tiền xét xử, đặc biệt là giai đoạn điều tra. Các điều tra viên đã bỏ qua các chứng cứ ngoại phạm, luôn chú trọng đi tìm chứng cứ để buộc tội bị can, bị cáo dù các chứng cứ mâu thuẫn với hiện trƣờng vụ án nhƣng không có trách nhiệm làm rõ, những chứng cứ cần thu thì không thu, những chứng cứ không cần thu thì lại thu, vi phạm các thủ tục tố tụng, thậm chí có chuyện ép cung, mớm cung, dùng nhục hình trong việc hỏi cung bị can, bị cáo vi phạm nghiêm trọng đến quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của ngƣời tham gia tố tụng. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án còn vi phạm tố tụng công bằng, đã bỏ qua các chứng cứ ngoại phạm, chỉ dựa vào lời khai của bị can, bị cáo trƣớc Tòa (khi kêu oan, các bị cáo cho rằng do bị ép cung, dùng nhục hình nên mới khai nhƣ vậy) và các chứng cứ hồ sơ tài liệu của Viện Kiểm sát mà không tôn trọng tố tụng tranh tụng, dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong chứng cứ của bên buộc tội và bên gỡ tội nhƣng Tòa án vẫn bỏ qua và kết luận theo chứng cứ, cáo trạng hồ sơ vụ án.

Theo Trung tƣớng Trần Trọng Lƣợng (Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an), từ 1/10/2011 đến 30/9/2014, cơ quan điều tra các cấp đã tiếp nhận 46 đơn có nội dung tố cáo điều tra viên và cán bộ điều tra có hành vi bức cung, dùng nhục hình, đã giải quyết đƣợc 40 đơn (37 đơn tố cáo sai, ba đơn tố cáo đúng). Cục Điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố 26 vụ với 40 bị can nguyên là cán bộ công an làm việc tại cơ quan điều tra các cấp về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Trong số này có 12 vụ với 26 bị can bị khởi tố, điều tra về tội dùng nhục hình, không có trƣờng hợp nào bị khởi tố về tội bức cung [110]…

Trong những vụ án oan, sai trên, khó mà nói không có chuyện ép cung, dùng nhục hình bởi vì các nghi phạm đều nhận tội ở từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn đầu. Tại sao họ không phạm tội mà lại nhận tội ngay ở giai đoạn điều tra. Khi bị bắt, họ ở điều kiện sức khỏe tâm thần bình thƣờng, tại sao họ lại nhận tội? Huỳnh Văn Nén đến mức vào trại còn “lập công chuộc tội”, khai ra vụ giết bà Mỹ, đƣa cả 9 ngƣời trong gia đình vợ vào vòng tố tụng”...

Bên cạnh tình trạng kết tội oan, sai trong xét xử, số lƣợng vụ án bị hủy, sửa ở cấp phúc thẩm và qua thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn còn chƣa giảm mạnh. Theo báo cáo thống kê trong 5 năm qua (2011-2015), Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử 61.250 vụ/93.468 bị cáo (Tòa án cấp sơ thẩm xét xử 329.656 vụ/593.895 bị cáo); có 12.656 bản án sơ thẩm bị sửa và 2.304 bản án sơ thẩm bị hủy; có 2.730 trƣờng hợp bị tăng án và 14.880 trƣờng hợp giảm án; có 8.148 trƣờng hợp chuyển thành án treo, 6 trƣờng hợp đƣợc tuyên không có tội, 69 trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm hình sự. Qua thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, đã xử lý, giải quyết 930 vụ/1.561 bị cáo; hủy và đình chỉ 25 vụ án; hủy 734 bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại; hủy 260 bản án, quyết định phúc thẩm để điều tra, xét xử lại [64].

Một số nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử hình sự, vi phạm tố tụng công bằng đó là:

Thứ nhất, vi phạm nguyên tắc tố tụng tranh tụng. Thực tế hiện nay, trong nhiều trƣờng hợp, vẫn còn xảy ra tình trạng "án bỏ túi" hay "án tại hồ sơ", Thẩm phán và Hội đồng xét xử không quan tâm đến những gì luật sƣ bào chữa tại phiên tòa, không xem xét đến chứng cứ và các tranh luận đƣợc đƣa ra tại phiên tòa mà đã có phán quyết riêng của mình thông qua việc xem xét hồ sơ điều tra;

Thứ hai, sai lầm trong việc định tội danh. Việc định tội danh là vấn đề quan trọng nhất trong việc xét xử vụ án. Việc xác định tội danh sẽ quyết định đến mức hình phạt mà bị cáo phải gánh chịu. Về nguyên tắc, hình phạt phải tƣơng xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội.;

Thứ ba, sai lầm trong việc căn cứ vào các giả định, phán đoán về tình tiết của vụ án hoặc các chứng cứ không xác thực để xác định bị cáo phạm tội. Việc thẩm phán chủ tọa và đại diện Viện Kiểm sát căn cứ vào các giả định và phán đoán để điều khiển phiên tòa, lấy lời khai và ra bản án theo các giả định là không phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội;

Thứ tư, sai lầm trong việc xác định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nhƣ áp dụng hình phạt nặng hơn so với mức độ nguy hiểm thực tế của hành vi vi phạm hoặc giảm nhẹ, không tƣơng xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm

tội, thiếu tính răn đe. Việc xác định sai khung hình phạt và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ này chủ yếu do Thẩm phán không nghiên cứu kỹ nội dung các tình tiết về định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc do các tiêu cực trong hoạt động tƣ pháp nhƣ nhận hối lộ, tham nhũng...;

Thứ năm, vi phạm trong thủ tục xét xử, không kiểm tra kỹ căn cƣớc của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác nên dẫn đến xét xử nhầm bị cáo, nhầm ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những ngƣời tham gia tố tụng khác; triệu tập ngƣời làm chứng đến phiên tòa không đúng dẫn đến quyền lợi của ngƣời bị cáo không đƣợc bảo đảm, có thể dẫn đến xét xử oan, sai;

Đây là một số nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.

3.3.4.2. Những hạn chế của việc đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoạt động xét xử dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình

Theo báo cáo thẩm tra của UBTP, trong nhiệm kỳ 2011-2016, TAND các cấp đã thụ lý 1.370.506 vụ việc dân sự, đã giải quyết, xét xử đƣợc 1.345.932 vụ việc (đạt tỷ lệ 98,2%). Tỷ lệ bản án, quyết định về dân sự bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử có xu hƣớng giảm hàng năm [79].

Bảng 3.2: Thống kê tỷ lệ bản án, quyết định về dân sự bị hủy, sửa từ năm 2013 đến năm 2015 Năm Tỷ lệ bản án, quyết định bị sửa (%) Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy (%) Tổng tỷ lệ bản án, quyết định bị sửa Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan Tổng tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan Năm 2013 1,6 1,1 0,5 1,1 1 0,1 Năm 2014 1,5 1,0 0,5 1,0 0,9 0,1 Năm 2015 1,4 0,9 0,5 0,83 0,71 0,12

(Nguồn: Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp trong nhiệm kỳ 2011-2016).

Những số liệu này chứng tỏ hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử dân sự, thƣơng mại, hôn nhân gia đình ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng xét xử dân sự, thƣơng mại, hôn nhân gia đình cũng cho thấy số lƣợng án thụ lý tồn đọng, chƣa đƣợc xét xử còn tƣơng đối lớn (hơn 24.500 vụ trong nhiệm kỳ 2011-2016). Vẫn còn các vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật; việc chậm gửi các văn bản tố tụng cho đƣơng sự,

Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan hữu quan; việc tuyên bản án không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự (theo báo cáo công tác của Chính phủ năm 2015, tính đến hết ngày 20/9/2015, các cơ quan thi hành án dân sự đã có văn bản đề nghị đính chính, giải thích đối với 785 việc thi hành bản án, quyết định Tòa án tuyên không rõ, có sai sót) [79]; các bản án, quyết định về dân sự bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử... đã ảnh hƣởng không nhỏ tới quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử dân sự.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, một trong những yêu cầu cơ bản của hoạt động xét xử dân sự là bảo đảm quyền đƣợc xét xử công bằng, kịp thời, đúng thời hạn cho các đƣơng sự. Mục đích của xét xử dân sự là khôi phục quyền lợi của các bên do hành vi xâm hại quyền con ngƣời gây ra. Vì thế, có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 127)